(HBĐT) - Để sản xuất, tiêu thụ vải thiều thuận lợi và bền vững, cùng với việc hướng dẫn người dân cách chăm sóc, thu hoạch theo các quy trình tiên tiến, bảo quản nông sản, liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi, tỉnh Bắc Giang còn đổi mới xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị vải thiều. 


Xúc tiến tiêu thụ có trọng tâm, trọng điểm

Theo ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương Bắc Giang, chính quyền các cấp trong tỉnh cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, thương nhân đến Bắc Giang giám sát, đầu tư, kinh doanh, thu mua, tiêu thụ vải thiều. Hàng năm, tỉnh dành nguồn kinh phí lớn cho xúc tiến thương mại, tiêu thụ, hình thức tổ chức luôn có sự đổi mới hướng vào thị trường tiềm năng và xuất khẩu. Trước đây, vào đầu vụ vải thiều, tỉnh tổ chức hội nghị quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại "thủ phủ” vùng vải thiều là huyện Lục Ngạn và TP Hồ Chí Minh, các tỉnh có cửa khẩu xuất khẩu (Lào Cai, Lạng Sơn), những năm gần đây, hoạt động này được mở rộng hơn với hình thức đa dạng như "Tuần lễ vải thiều Bắc Giang tại Hà Nội”, hội nghị đưa vải thiều xuất ngoại tại tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), liên kết cung ứng vải thiều vào hệ thống siêu thị trong nước… Qua hai lần tổ chức "Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn tại Hà Nội”, người dân Thủ đô được thưởng thức, giới thiệu loại trái cây đặc sản này nhận biết rõ hơn và tin dùng.


Người dân Lục Ngạn (Bắc Giang) thu hoạch vải thiều.

Nắm bắt được nhu cầu thị trường đối với vải thiều của Bắc Giang, tỉnh hướng các hoạt động xúc tiến tiêu thụ ở thị trường truyền thống, bao gồm cả nội địa và xuất khẩu, trong đó 50% cho xuất ngoại. Đối với thị trường nội địa, cùng với khu vực trọng tâm như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh Nam Bộ, tỉnh chú trọng hơn vào thị trường miền Trung, đồng thời đẩy mạnh ký kết với hệ thống siêu thị lớn như Metro, Co.opmart, Hapro, BigC. Riêng vải thiều xuất khẩu, ngoài thị trường Trung Quốc là truyền thống, tỉnh tập trung mở rộng tới các nước có tiềm năng, nhu cầu về chất lượng nông sản cao cấp như: Mỹ, Australia, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Đến nay, vải thiều Bắc Giang đã có mặt tại hơn 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có những nước đòi hỏi khắt khe về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nâng chất lượng, liên kết sản xuất theo chuỗi

Vải thiều Bắc Giang ngày càng tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng trong nước và khẳng định vị thế quan trọng trong xuất khẩu nông sản phải kể đến nỗ lực nâng chất lượng, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này. Các hộ dân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất và kinh doanh vải thiều được hướng dẫn áp dụng quy trình tiên tiến. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 13 nghìn ha vải thiều sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP…, chiếm khoảng 1/3 tổng diện tích, mỗi năm cho sản lượng 50 - 70 nghìn tấn, chủ yếu tập trung tại huyện Lục Ngạn. Diện tích vải thiều tiêu chuẩn GlobalGAP quy mô 217 ha do hơn 300 hộ dân thực hiện từ năm 2015 đã được cấp mã xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Bên cạnh việc áp dụng nghiêm quy trình sản xuất bảo đảm chất lượng vải thiều đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, dễ dàng mở rộng thị trường, nhất là xuất khẩu, trước khi đưa ra thị trường, trái ngọt này còn được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, bao gói, tem nhãn hàng hóa, truy xuất nguồn gốc bảo đảm người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm vải thiều Lục Ngạn – Bắc Giang chính hiệu.

ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết: Vải thiều được các hộ dân, tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết sản xuất và cung ứng theo chuỗi, các doanh nghiệp liên kết cung ứng vào các kênh phân phối hiện đại. Nhờ vậy, người dân chịu trách nhiệm với tổ hợp tác và hợp tác xã, hợp tác xã chịu trách nhiệm với doanh nghiệp, doanh nghiệp cam kết phát triển thương hiệu dựa trên sự liên kết sản xuất của hợp tác xã và nông dân. Mối quan hệ qua lại trong chuỗi liên kết này tạo sự phát triển bền vững cho vùng vải thiều Bắc Giang.

Bắc Giang có khoảng 30 nghìn ha vải thiều, trong đó thủ phủ là huyện Lục Ngạn chiếm một nửa diện tích. Vải thiều Lục Ngạn là một trong số ít nông sản của cả nước xây dựng được Chỉ dẫn địa lý. Năm 2017, doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ đạt hơn 5.300 tỷ đồng.

 

Cao Minh Ngọc

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục