(HBĐT) - Trong điều kiện nguồn lực khó khăn chung, Đà Bắc là huyện có tiến độ triển khai các dự án khẩn cấp di dân tái định cư sớm nhất tỉnh. UBND huyện chỉ đạo Ban quản lý dự án và chính quyền các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, khẩn trương hoàn thiện các hạng mục còn lại, hoàn thành toàn bộ việc di chuyển các hộ dân trong tháng 5/2018.


Đà Bắc có địa hình đặc thù vùng núi cao, độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh. Trên địa bàn có nhiều suối lớn xen kẽ tạo thành nhiều dài hẹp, địa chất không ổn định, hạ tầng còn thấp kém và chưa đồng bộ, khi gặp mưa lớn thường xuyên xảy ra lũ ống, lũ quét, rất nguy hiểm đến tính mạng con người. Đặc biệt sau trận mưa lũ lịch sử trên địa bàn nhiều khu vực có nguy cơ trượt sạt, đá lở, đá lăn, nhiều khu vực tiềm ấn nguy cơ lũ ống, lũ quét, thường trực đe dọa tính mạng người dân.

Theo kết quả rà soát của UBND huyện Đà Bắc đầu tháng 5/2018, toàn huyện có 11/20 xã, thị trấn thuộc 74/163 thôn, bản với 149 điểm có nguy cơ thiên tai cao. Tổng số hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn là 710 hộ, trong đó có 492 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đất, đá; 218 hộ nằm trong vùng nguy cơ cao lũ ống, lũ quét. UBND huyện đang khẩn trương triển khai 5 khu tái định (TĐC) phục vụ di dân cấp bách ra khỏi vùng nguy cơ cao trượt sạt gồm các khu TĐC tại xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng; xóm Kế, xã Mường Chiềng; xóm Bưa Cốc, xã Suối Nánh; xóm Túp, xã Tiền Phong và xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa. Các khu TĐC được quy hoạch đầy đủ các hạng mục như san tạo mặt bằng, xây dựng đường nội bộ, hệ thống thoát nước, nước sinh hoạt, điện, trường học… Hiện tiến độ xây dựng các khu TĐC diễn ra khẩn trương. Nhiều khu TĐC được đầu tư khá đồng bộ về hạ tầng, đáp ứng yêu cầu đón dân về sinh sống. Chính quyền các xã đang hỗ trợ người dân chuyển đến nơi ở mới.


Tại khu tái định cư xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đang được các hộ khẩn trương xây dựng nhà ở để chuyển về sinh sống.

Khu TĐC xóm Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) được đầu tư đồng bộ về hạ tầng, đã đón các hộ dân nằm trong vùng nguy cơ cao sạt lở đất, đá về sinh sống. Bà con phấn khởi, yên tâm ở nơi mới và bắt tay vào khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, không còn cảnh nơm nớp lo sợ mỗi khi trời mưa to, gió lớn. ông Bùi Văn Kỳ, Chủ tịch UBND xã Vầy Nưa cho biết: Trên địa bàn có 33 hộ TĐC tập trung, 9 hộ xen ghép. Việc di chuyển nhà theo tập quán địa phương, người này bảo hôm nay chuyển nhà tốt, người khác bảo tháng sau, năm sau chuyển mới tốt. Tuy vậy, xã tập trung chỉ đạo người dân di chuyển nhà về khu TĐC. Đến nay đã di chuyển 32/33 hộ về khu TĐC Lau Bai.

Đến nay, huyện Đà Bắc đã di chuyển được 175/185 hộ. Trong đó, khu TĐC xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng đã đón 25/25 hộ dân, có 23 hộ đã xây nhà xong, còn 2 hộ đang hoàn thiện nhà. Khu TĐC xóm Túp, xã Tiền Phong đã có 18/30 hộ chuyển đến. Khu TĐC xóm Bưa Cốc, xã Suố Nánh đã có 61/61 hộ dân chuyển đến. Khu tái định cư xóm Kế, xã Mường Chiềng có 33/34 hộ dân chuyển đến… Hiện, nguồn vốn dành cho xây dựng các khu TĐC đang khó khăn. Tổng mức đầu tư cho 5 khu TĐC là 112,9 tỷ đồng. Tuy nhiên đến nay, nguồn vốn phân bổ mới được 25 tỷ đồng. Trong đó đã thanh toán cho các nhà thầu 13,9 tỷ đồng, đạt 26,5% so với khối lượng đã thực hiện là 52,83 tỷ đồng. UBND huyện Đà Bắc đã kiến nghị với tỉnh kéo dài thời gian chuyển dân lên khu TĐC tại xóm Túp, xã Tiền Phong và xóm Kế, xã Mường Chiềng. Đây là 2 điểm giao thông đặc biệt khó khăn, việc vận chuyển vật liệu xây dựng vất vả và mất thời gian. Đối với khu TĐC xóm Túp, xã Tiền Phong phải di chuyển bằng đường sông lên, vận chuyển 3 viên gạch cũng phải dùng xe máy và người đẩy. Khu TĐC xóm Kế, xã Mường Chiềng cách nơi ở cũ khoảng 6 km, đi qua nhiều khe suối, dốc cheo leo…

Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc Nguyễn Đức Dũng cho biết: UBND huyện đã chỉ đạo Ban quản lý dự án và chính quyền các xã phải lên ngay biểu đồ kế hoạch tiến độ triển khai công tác đầu tư hạ tầng, hoàn thành di chuyển dân vào các khu TĐC trước ngày 30/5 tới. Chỉ đạo chính quyền các cấp và các phòng, ban khẩn trương rà soát các khu dân cư có nguy cơ, cảnh báo các hộ dân, xây dựng phương án di dân khẩn cấp trong tình huống cấp bách. Huyện chủ trương hỗ trợ hộ dân xã Tiền Phong 2 triệu đồng/hộ để chuyển nhà tới khu TĐC. Khẩn trương triển khai một số công trình cấp bách như: đường lên xóm Xổ, xã Trung Thành - nơi có địa hình khó khăn, có nguy cơ bị cô lập trong mùa mưa lũ năm nay…UBND huyện Đà Bắc đã đề nghị UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện bố trí dân cư theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện phương án bố trí xen ghép cho 241 hộ, bố trí ổn định tại chỗ cho 360 hộ, bố trí tập trung cho 109 hộ, xây dựng 2 khu dân cư tập trung tại xã Mường Tuổng với 45 hộ; xã Suối Nánh 64 hộ.


Lê Chung


Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục