(HBĐT) - Mùa mưa bão đến cũng là lúc các hiện tượng thời tiết cực đoan diễn biến phức tạp hơn. Trong đó, nguy cơ bị ảnh hưởng bởi giông, lốc, gió giật mạnh là rất lớn nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa. Chính vì vậy, huyện Lạc Sơn đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền và hướng dẫn người dân nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay.


Lực lượng dân quân và Công an xã Văn Sơn (Lạc Sơn) giúp hộ dân gia cố lại mái nhà và chuồng trại để hạn chế thiệt hại do giông, lốc gây ra.

Tại xã Văn Sơn, ngay từ tháng 4 - khi mùa mưa bão năm nay chưa bắt đầu thì một cơn mưa giông kèm theo tố lốc đã bất ngờ xuất hiện làm tốc mái nhà của hai hộ dân thuộc xóm Giăng. Hiện tượng này dường như báo hiệu sớm một mùa mưa bão đầy thách thức khiến chính quyền và người dân nơi đây không thể chủ quan, lơ là công tác phòng, chống thiên tai nói chung và ứng phó với các hiện tượng giông, lốc nói riêng.

Được biết, vào khoảng thời gian này năm trước, các hiện tượng thời tiết cực đoan đặc trưng nhất của mùa mưa là giông, lốc xoáy, mưa đá xảy ra trên địa bàn các xã: Phú Lương, ân Nghĩa, Mỹ Thành, Quý Hòa, Tuân Đạo... gây không ít thiệt hại về hoa màu và tài sản của người dân. Không chỉ riêng năm 2017 mà vài năm gần đây, huyện Lạc Sơn cũng như các địa phương trong tỉnh, các loại hình thiên tai khó dự đoán như giông, lốc, sét, mưa đá thường xảy ra khá sớm trước khi mùa mưa bão chính thức bắt đầu, tức là vào thời điểm giao mùa, cuối tháng 4, đầu tháng 5 đã xuất hiện, nối tiếp ngay sau những đợt nắng nóng kéo dài. Đây chính là diễn biến đáng lo ngại, thôi thúc các địa phương phải chủ động triển khai sớm các biện pháp phòng ngừa.

"Năm nay sớm hơn hẳn mọi năm, công tác phòng - chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) đã được huyện Lạc Sơn chủ động triển khai đến các xã, thị trấn ngay từ đầu tháng 2. Để ứng phó với các diễn biến phức tạp trong mùa mưa, chúng tôi khuyến cáo người dân thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình thời tiết, chấp hành tốt các yêu cầu, hướng dẫn của ngành chuyên môn và chính quyền địa phương khi có tình huống khẩn cấp. Đặc biệt, người dân cần chủ động tìm hiểu kiến thức ứng phó khi hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra. Từ đó mọi người có thể tự đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và bảo quản tài sản của mình” - đồng chí Bùi Văn Khánh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn trao đổi.

Nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó với các tình huống giông, lốc phức tạp, Ban Chỉ huy PCTT& TKCN huyện Lạc Sơn chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến người dân các biện pháp thiết thực và hữu ích. Cụ thể: Khi giông lốc xảy ra, nếu đang ở ngoài trời thì người dân phải nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn, không được đứng gần, tránh trú dưới những cây to, cột điện, gò cao hoặc nơi có nước, tuyệt đối không được ở trên nóc nhà; chủ động tránh xa các vật dụng bằng kim loại, trạm biến áp, đường dây điện... Khi ở trong nhà, người dân cần ngắt các thiết bị điện như tivi, máy vi tính, thiết bị điện tử; không đứng gần cửa sổ, cửa ra vào, các loại dây điện hay cáp điện thoại; hạn chế sử dụng điện thoại khi có giông, lốc, sét; tránh chỗ ẩm ướt như phòng tắm, bể nước...

Thu Trang


Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục