Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 17/7, sau khi đi vào phía Bắc Biển Đông, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 3 năm 2018 có tên quốc tế là Son-Tinh.


Vị trí và đường đi của bão số 3. (Nguồn: nchmf.gov.vn)

Hồi 7 giờ ngày 17/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 118,5 độ Kinh Đông, cách đảo Luzon (Philippines) khoảng 250km về phía Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10. 

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển rất nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 35km. Đến 7 giờ ngày 18/7, vị trí tâm bão ở khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, ngay phía Tây Bắc đảo Hải Nam, cách bờ biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Hà Tĩnh khoảng 350km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ vùng tâm bão. 

Do ảnh hưởng bão, khu vực Bắc Biển Đông, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có mưa dông mạnh; gió bão mạnh dần lên cấp 8, giật cấp 10; biển động mạnh. Ở vịnh Bắc Bộ từ gần sáng và ngày 18/7 có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 4-6m. Biển động mạnh. 

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới, có gió mạnh cấp 6 trở lên từ vĩ tuyến 17,5 đến 21,5 độ Vĩ Bắc; phía Đông kinh tuyến 107,0 độ Kinh Đông. 

Dự báo trong 24-48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25-30km, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 7 giờ ngày 19/7, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 104,2 độ Kinh Đông, trên khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/giờ), giật cấp 7. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 7 trở lên khoảng 50km tính từ vùng tâm áp thấp nhiệt đới. 

Dự báo trong 48-60 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng Tây, suy yếu và tan dần. Cấp độ rủi ro thiên tai do bão cấp 3.

Để chủ động phòng chống bão số 3, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố ven biển, các ngành tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão nhằm hướng dẫn tàu thuyền, chủ phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển để thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm. 

Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương tổ chức theo dõi tàu thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ tàu; sẵn sàng phương án ứng cứu khi xảy ra sự cố, đồng thời quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền để đảm bảo an toàn về người và tài sản của ngư dân. 

Lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra hệ thống đê điều, chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn công trình đê, đặc biệt là các cống dưới đê, trọng điểm xung yếu, tuyến đê đang thi công dở dang. Bên cạnh đó, chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng hộ đê khi xảy ra sự cố. 

Các công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh Thanh Hóa đã vận hành 15 trạm bơm tiêu, cống tiêu nước đệm cho vùng diện tích lúa mới cấy bị ngập ở các huyện Triệu Sơn, Thọ Xuân, Hà Trung… 

Ở khu vực miền núi, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương rà soát và chủ động di rời các hộ dân đang sống trong khu vực nguy hiểm ven sông, suối, vùng thấp trũng, khu vực nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất để đảm bảo an toàn cho người và tài sản. 

Tính đến 8 giờ ngày 17/7, toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 7.453 tàu thuyền của ngư dân địa phương đã được ngành chức năng, chính quyền địa phương thông báo, hướng dẫn vào nơi tránh trú an toàn. 

Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thanh Hóa: Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với vùng áp thấp, từ đêm 12/7 đến 13 giờ ngày 16/7, hầu hết trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có mưa vừa, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến từ 100-196mm, một số nơi có lượng mưa lớn như thị trấn Lèn (huyện Hà Trung) 191mm, huyện Triệu Sơn 184mm, Tĩnh Gia 181mm./.

 

                      TheoVietnamplus

Các tin khác


Huyện Kim Bôi: Đảm bảo an toàn các công trình hồ, đập trước mùa mưa bão

(HBĐT) - Để ứng phó kịp thời trước diễn biến bất thường của thời tiết, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra. Ngay từ đầu năm 2023, huyện Kim Bôi đã chủ động triển khai các giải pháp tăng cường kiểm tra, tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi.

Phụ nữ thành phố Hòa Bình hưởng ứng “Ngày môi trường thế giới”

(HBĐT) - Sáng 5/6, Hội LHPN thành phố Hòa Bình phối hợp Hội LHPN phường Thống Nhất tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6 với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa" tại tổ 9, phường Thống Nhất. Trên 30 hội viên phụ nữ tham gia chương trình.


Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa

(HBĐT) - Rác thải nhựa (RTN) đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do đó, cùng với cả nước, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã triển khai các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ RTN.

Thời tiết ngày 3/6: Chiều tối Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm 3/6, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40 mm, có nơi trên 80m mm. Khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

"Mùa khát", nhìn lại hiệu quả các công trình nước sạch

(HBĐT) - Mùa khô năm nay, các địa phương trong tỉnh trải qua đợt nắng hạn kéo dài khiến nhiều khu vực rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trong khi đó, nhiều công trình nước sạch đã đầu tư không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên hoạt động kém hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục