(HBĐT) - Tình trạng cứ dẹp được một thời gian lại bị lấn chiếm, chưa giải quyết được tái lấn chiếm hành lang giao thông một cách quyết liệt và triệt để là những vấn đề đang diễn ra sau 2 năm triển khai Năm An toàn giao thông ở huyện Đà Bắc.


Rửa xe, đỗ xe ngay lề đường, hàng quán đua mái che, mái vẩy, bán hàng trên vỉa hè là những vi phạm tái lấn chiếm hành lang giao thông tại trung tâm thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc).

 

Trục đường giao thông tại trung tâm thị trấn Đà Bắc đã được đầu tư với kết cấu hạ tầng đồng bộ. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi tại khu vực này, những vi phạm hành lang giao thông xuất hiện khá phổ biến. Đơn cử như đối diện Bưu điện huyện là một điểm bán quần áo thời trang, hàng hóa bày tràn ra toàn bộ phần vỉa hè. Chưa hết, vào lúc cao điểm, xe đạp, xe máy của khách đậu đỗ tại đây choán hết phần lề đường. Tại một điểm khác cách đó chừng vài bước chân là 2 - 3 điểm rửa xe máy để biển dưới vỉa hè và xả nước lênh láng, làm dịch vụ ngay lề đường. Bên cạnh đó, hiện tượng các hàng quán trưng biển hiệu tràn lan ra vỉa hè xảy ra ngang nhiên suốt cả tuyến đường.

Một "điểm nóng” vi phạm hành lang giao thông khác là chợ xép khu vực Bệnh viện Đa khoa huyện đi xã Tu Lý. Tại đây, việc họp chợ diễn ra mỗi ngày, tấp nập nhất vào những buổi sáng. Một thực tế là tại điểm chợ có nhiều quầy hàng kinh doanh, buôn bán đua mái che, mái vẩy ra đường giao thông, không ít hộ thường xuyên bày bán hàng hóa tràn ra lề đường. Vào thời điểm lưu lượng người đi lại đông đúc, tình cảnh xe cộ chen lách, dừng đỗ giữa đường giao thông diễn ra như lẽ thường tình. Cảnh tượng mua bán, trao đổi ngay trên trục đường làm mất mỹ quan, đồng thời gây ùn tắc, cản trở giao thông. Nhiều bậc phụ huynh đưa, đón con em đến trường phàn nàn bởi vào mỗi buổi sáng, buổi trưa đi qua đoạn chợ này phải quan sát, nhìn trước, ngó sau để tránh va quệt.

Năm 2017, Ban An toàn giao thông huyện phối hợp với lực lượng Thanh tra giao thông tỉnh, Ban An toàn giao thông thị trấn, Công an huyện, Công an thị trấn, công an viên và dân quân tổ chức ra quân Năm An toàn giao thông. Cùng thời gian này, các lực lượng đã tổ chức nhiều cuộc tuyên truyền về hành vi vi phạm hành lang đường bộ. Song song với tuyên truyền là tổ chức giải tỏa hành lang. Qua đó đã tổ chức 6 đợt giải tỏa hành lang, tập trung ở khu vực thị trấn, tháo dỡ 10 mái che, mái vẩy, thu giữ 35 biển quảng cáo cùng nhiều vật dụng vi phạm, kẻ vạch sơn lề đường vỉa hè phân chia cho người đi bộ trên đường nội thị. Ban An toàn giao thông thị trấn thành lập Đội quản lý trật tự đô thị tổ chức giải tỏa với cường độ 1 lần/tuần tại địa bàn, xử phạt 10 trường hợp vi phạm. Qua kiểm tra, các gia đình cam đoan tự tháo dỡ và không tái phạm.

Tuy nhiên, đến năm 2018, tình trạng vi phạm hành lang giao thông đường bộ gần như về lại mức ban đầu. Tại Kỳ họp thứ 5, HĐND huyện khóa XIX gần đây, nhiều cử tri đã có ý kiến, kiến nghị về tình trạng lấn chiếm hành giao thông để xây dựng, buôn bán, sản xuất, kinh doanh, việc xây dựng công trình nhà ở không đúng quy hoạch. Lý giải nguyên nhân, cơ quan thường trực Ban An toàn giao thông huyện nhận định phần nhiều do ý thức của người dân chưa cao, nguồn kinh phí hạn hẹp. Các đơn vị chức năng đã có sự phối hợp nhưng cũng chỉ tổ chức dẹp hành lang vào các dịp cao điểm với hình thức thu giữ và nhắc nhở, chưa sử dụng biện pháp xử phạt hành chính, chỉ xử phạt đối với các trường hợp được Thanh tra Sở GTVT lập, gửi về địa phương theo thẩm quyền xử phạt.

Với 4 đợt giải tỏa tại đường nội thị thị trấn Đà Bắc kể từ đầu năm đến nay, Hạt Giao thông Đà Bắc 1, Hạt giao thông Đà Bắc 2 đã lập biên bản 14 trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ. Các lỗi chủ yếu là dựng lều tạm, lợp mái che, mái vẩy và đào nền trong phạm vi thuộc đất hành lang. Ban An toàn giao thông huyện tổ chức 2 đợt tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông và hành lang an toàn giao thông đường bộ. Một số nội dung tuyên truyền được phát trên Đài truyền thanh, truyền hình huyện, tần suất 2 lần/tuần. Theo kế hoạch từ nay đến cuối năm, để công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đi vào nề nếp, Ban An toàn giao thông huyện sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Kết hợp với việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là vi phạm xe hết hạn lưu hành, chở vật liệu, chở đất không che phủ bạt, tập trung giải tỏa hành lang lấn chiếm, xử lý hiệu quả, kiên quyết hơn đối với hành vi tái lấn chiếm hành lang giao thông.

 

Bùi Minh

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục