(HBĐT) - Trong đợt mưa lũ kéo dài vừa qua trên địa bàn tỉnh đã ít nhiều gây thiệt hại cho chăn nuôi ở một số huyện có lượng mưa lớn. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn T.Ư, tình hình mưa lũ còn kéo dài và diễn biến phức tạp trong thời gian tới.
Để chủ động
phòng chống, khắc phục hậu quả và khôi phục phát triển chăn nuôi sau mưa lũ,
thiên tai, Sở NN&PTNT đã có công văn gửi UBND các huyện, thành phố, đề nghị
tập trung chỉ đạo và áp dụng mọi biện pháp để phòng, chống mưa lũ nhằm giảm
thiểu tối đa mức độ thiệt hại đối với ngành chăn nuôi của địa phương. Chỉ đạo
các phòng, ban trực tiếp xuống địa bàn hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác
phòng, chống mưa lũ và chủ động di dời đàn vật nuôi đến nơi cao ráo không bị
ngập lụt.
Chỉ đạo các cơ
quan chuyên môn kiểm tra, hướng dẫn và thông tin thường xuyên trên các phương
tiện thông tin về tình hình dự báo thời tiết để người chăn nuôi chủ động phòng
chống.
Chủ động sử
dụng ngân sách dự phòng của địa phương phục vụ kịp thời công tác phòng, chống
và khắc phục hậu quả sau mưa lũ.
Chỉ đạo cơ sở
có trách nhiệm thống kê đầy đủ, kịp thời số lượng gia súc, gia cầm, thủy sản bị
thiệt hại do mưa lũ, thiên tai để làm căn cứ hỗ trợ cho người chăn nuôi theo quy
định, giúp người chăn nuôi khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh.
Khai thác, tận
dụng nguồn thức ăn sẵn có tại chỗ nhằm cung cấp đủ thức ăn, nước uống đảm bảo
cho đàn vật nuôi trong những ngày ngập lụt.
Hạn chế chăn
thả gia súc trong những ngày mưa lũ, ngập lụt. Sau khi nước rút cần thực hiện
tiêu độc khử trùng, khuyến cáo người chăn nuôi về nguy cơ có thể bùng phát các
loại dịch bệnh sau mưa lũ. Đồng thời cần thu gom rác thải, xác chết của gia
súc, gia cầm để xử lý theo quy định; vệ sinh chuồng trại chăn nuôi; vệ sinh môi
trường và nguồn nước cho vật nuôi.
Có kế hoạch
phục hồi sản xuất chăn nuôi sau những ngày ngập lụt, mưa lũ, kế hoạch hỗ trợ,
cung cấp con giống, thức ăn, gia cố chuồng trại, các loại vật tư, thuốc thú y…
cho người chăn nuôi để kịp thời phục hồi phát triển sản xuất sau thiên tai, mưa
lũ, đồng thời có những giải pháp, đề xuất khắc phục phù hợp với điều kiện của
địa phương.
P.V
(HBĐT) - Năm 2016, Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) tại 21 tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ được triển khai, thời gian kết thúc là năm 2021. Huyện Cao Phong là 1 trong 5 địa phương trên địa bàn tỉnh được hưởng lợi từ chương trình. Tuy nhiên, gần 7 tháng sau khi chương trình kết thúc, người dân vẫn chưa có nước sạch để sử dụng.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 1/7, nhiều khu vực trên cả nước có mưa rào và dông rải rác.
(HBĐT) - Ngày 30/6, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh có Công điện số 89/CĐ-BCH về việc ứng phó với diễn biến phức tạp của bão số 01 và mưa lũ sau bão.
Dự kiến, việc tiêm vaccine dịch tả lợn châu Phi sẽ được thực hiện từ tháng 7, đến cuối năm sẽ có đánh giá về việc sử dụng vaccine này và xem xét quyết định sử dụng trên diện rộng.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, sáng nay, 30/6, áp thấp nhiệt đới trên khu vực bắc Biển Đông đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 1 năm 2022 và có tên quốc tế là Chaba.
(HBĐT) - Ngay từ đầu năm 2022, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã nhận định, năm nay, thiên tai sẽ khốc liệt, khó lường, không theo quy luật và mùa mưa đến sớm hơn mọi năm. Thực tế từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm, cực đoan mà vài chục năm qua chưa từng có, trong đó, những đợt mưa to đến rất to xảy ra nhiều lần ngay từ đầu mùa hè là điển hình. Mưa nhiều, nước thượng nguồn đổ về lớn khiến Công ty thủy điện Hòa Bình (TĐHB) phải xả lũ trước mùa mưa là việc chưa có trong tiền lệ.