Những ổ gà trên đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Nam đã được khắc phục bằng cách vá víu. Từ vụ việc này, có thể nói, đã đến lúc phải rà soát tổng thể chất lượng đường cao tốc, đặc biệt cần xem xét lại chất lượng của các tổ chức tư vấn giám sát và giao cho chủ đầu tư tự giám sát chất lượng công trình. Có vậy mới chấm dứt được tình trạng thi công ẩu hiện nay.

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện ổ gà sau khi đưa và o sá»­ dụng. Ảnh chụp đầu tháng 10.2018. Ảnh: SÆ N TÙNG

Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi xuất hiện ổ gà sau khi đưa vào sử dụng. Ảnh chụp đầu tháng 10.2018. Ảnh: SƠN TÙNG

Cao tốc bị…đường làng hóa

Những ổ gà trên đường cao tốc có tổng vốn đầu tư lên tới 34.500 tỉ đồng là điều khó chấp nhận, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn khi vận đốc tối đa của phương tiện lên tới 120km/h.

Đây không phải lần đầu những đường cao tốc được đầu tư với số vốn khổng lồ nhanh chóng xuống cấp ngay khi được đưa vào vận hành, khai thác.

Theo ghi nhận, cao tốc Hà Nội - Lào Cai có vốn đầu tư lên tới 1,5 tỉ USD được đưa vào khai thác từ tháng 9.2014. Tuy nhiên, chỉ sau 3 năm đi vào hoạt động, khai thác, con đường này xảy ra tình trạng hằn lún mặt đường. Riêng đoạn đường từ Yên Bái lên Lào Cai, không chỉ mặt đường bị hư hỏng, ở đây mái taluy dương đang bị sạt trượt nghiêm trọng, đe dọa đến an toàn của người và xe tham gia giao thông…

Điều đáng nói, chủ đầu tư cao tốc Hà Nội - Lao Cai là VEC (Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam) cũng chính là chủ đầu tư cao tốc Đà Nẵng - Hội An. Hay một cung đường khác, cũng do VEC đầu tư là cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình có nhiều vị trí hư hỏng nền đường bị lún không đều, gây trồi sụt, ổ gà. Tại vị trí tiếp giáp giữa mặt đường bê tông nhựa với mặt đường láng nhựa dễ chịu tác động của lực phanh hãm xe khi giảm tốc độ nên gây bong tróc mặt đường.

Mới nhất là hiện tượng xảy ra trên tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên với những vệt hằn lún sâu từ 5 - 7cm, nhiều đoạn lên đến 10cm và kéo dài suốt gần 7km. Những vệt hằn lún này xuất hiện cả hai chiều đi và về của cao tốc, không khác gì những cái bẫy đối với các xe lưu thông với vận tốc tối đa lên tới 100km/h. Không chỉ hằn lún vệt bánh xe thành những sống trâu tại nhiều điểm, tuyến đường với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỉ đồng này đã nhiều lần hư hỏng, xuống cấp. Mặt đường bị hằn lún, bong tróc ở nhiều đoạn.

Thiếu đồng bộ

Theo tính toán, đơn giá xây dựng đường bộ cao tốc của Việt Nam đắt đỏ hơn nhiều so với thế giới. Cụ thể giá thành một kilômét đường cao tốc ở Việt Nam dao động từ 10 - 12 triệu USD/km, trong khi tại Trung Quốc chỉ là 5 triệu USD/km, của Mỹ và các nước châu Âu là 3 - 4 triệu USD/km.

Tại kỳ họp Quốc hội hồi tháng 6.2017, các đại biểu cũng đưa ra nhận định rằng: "Cùng làm đường cao tốc 4 làn xe, chi phí làm đường cao tốc của nước ta cao gấp từ 2 - 4 lần so với các nước khác nhưng chất lượng hiện nay chưa tương đương”.

Theo các chuyên gia về kinh tế xây dựng, quan trọng nhất là phải điều chỉnh lại luật, không thể cứng nhắc như hiện nay là một nhà thầu chính nước ngoài với một nhà thầu phụ Việt Nam là rất nguy hiểm. Về lý thuyết vấn đề này rất tốt vì sẽ tạo được việc làm cho lao động, tiếp nhận được chuyển giao công nghệ thi công tiên tiến như một số công trình hầm Thủ Thiêm, hầm Hải Vân, Đèo Cả thì chúng ta không thể thi công được. Nhưng hiện nay các công trình của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam chưa có công trình nào đạt được chất lượng ngoại như mong muốn, vì chúng ta chưa đạt được công thức 5M (con người, tiền, vật tư vật liệu, máy móc thiết bị và lắp ráp).

 

Giám sát buông lỏng

Cần phải rạch ròi, minh bạch của các chủ thể trong quá trình đầu tư xây dựng dự án. Về nguyên tắc, nếu thực hiện đúng quá trình giám sát thì chất lượng công trình sẽ tốt. Hiện các công trình của JICA thực hiện tại Việt Nam, họ thuê tư vấn độc lập đánh giá chất lượng thi công 6 tháng một lần từ tư vấn giám sát đến các bên tham gia. Do đó chất lượng các công trình của họ hầu như không để xảy ra sai sót.

Cùng đó các chuyên gia cũng cho rằng, cần có thể chế thống nhất và chuyên nghiệp, nhà thầu chính là Cty Posco Engineering & Construction Co., Ltd thuê thầu phụ thi công 100% công việc khi chưa có sự đồng ý của chủ đầu tư là sai nghiêm trọng. Nhưng theo quy định là công ty quản lý chỉ định thi công chứ không phải bán thầu.

Theo ông Trần Chủng - nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) việc xảy ra hư hỏng tại tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bộ GTVT phải coi đây là bài học và xử lý nghiêm khắc. Cũng theo ông Trần Chủng, đường cao tốc đi qua nhiều vùng địa chất khác nhau, do đó việc xử lý nền đất yếu phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật. Nếu làm ẩu sẽ dẫn đến việc nứt, lún và đứt gẫy. Cùng đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng cần xem xét lại các tổ chức tư vấn giám sát vì tất các cả công trình đều có tư vấn giám sát và giao cho chủ đầu tư tự tư vấn giám sát chất lượng công trình. Nhưng chất lượng công trình vẫn bị buông lỏng, cụ thể tại cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi nhà thầu thuê Cty giám sát của Mỹ, nhưng họ lại đi thuê tư vấn giám sát của VN và những tư vấn này thì làm việc tự do khó quản lý.

Có cần tổng rà soátcác dự án cao tốc?

Khi được hỏi về việc có cần phải tiến hành "đại phẫu” thanh tra rà soát chất lượng của toàn hệ thống cao tốc Việt Nam, một lãnh đạo bộ GTVT cho rằng chưa cần thiết vào thời điểm hiện tại nhưng nhận định "bên cạnh việc thanh tra dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Bộ đã có những chỉ đạo để siết lại việc quản lý chất lượng công trình tại các tuyến cao tốc cũng như có những biện pháp để đảm bảo ATGT trên các tuyến này”.

Theo lãnh đạo này, việc giám sát chất lượng các dự án cao tốc đã và đang thực hiện theo cả một quy trình từ bước chuẩn bị tư vấn khảo sát địa chất tới lúc thiết kế, thi công, nghiệm thu rồi đưa vào khai thác và cần phân tách riêng hai giai đoạn: Quản lý thi công xây dựng công trình và quản lý vận hành khai thác công trình. Quá trình thực hiện thi công xây dựng công trình, các chủ thể tham gia quản lý dự án tổ chức thí nghiệm kiểm tra/kiểm soát, thí nghiệm đối chứng… chất lượng thi công các hạng mục công trình theo tần suất thí nghiệm theo quy định, đảm bảo chất lượng công trình.

Với đặc điểm công trình trải dài, tần suất thí nghiệm theo quy định có thể chưa bao quát được toàn bộ, công trình có thể có những khiếm khuyết và chính vì vậy đối với công trình xây dựng nói chung và công trình xây dựng cầu đường nói riêng Luật Xây dựng và nghị định/thông tư hướng dẫn quy định bắt buộc phải bảo hành công trình với mục đích khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị/hạng mục hư hỏng, khiếm khuyết do lỗi của nhà thầu gây ra. Đối với công trình này, thời gian bảo hành công trình là 24 tháng và chủ đầu tư giữ lại tiền bảo hành công trình là 5% giá trị hợp đồng các gói thầu của dự án.

Việc một tuyến đường sau một thời gian khai thác, sử dụng có thể bộc lộ/phát sinh một số khiếm khuyết chưa phát hiện được trong quá trình thi công là điều có thể xảy ra và vấn đề quan trọng là cách xử lý khi một công trình bộc lộ hoặc phát sinh khiếm khuyết.

Một chuyên gia của Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam cho rằng, câu chuyện tại dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã cho thấy không ít bất cập trong việc thi công, kiểm soát chất lượng nên cơ quan chức năng mà cụ thể là Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ cần mạnh tay siết quản lý vấn đề chất lượng và cho dừng thu phí các tuyến cao tốc có hư hỏng như ở cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để buộc các chủ đầu tư phải chủ động và có trách nhiệm trong việc xử lý sự cố, đảm bảo chất lượng cũng như an toàn vận hành của tuyến đường. Bên cạnh đó, cũng cần rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh về quy định để đảm bảo chất lượng cho các dự án của cao tốc Bắc Nam cũng như ngăn chặn tình trạng bán thầu như ở cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

                                                                                           Theo báo Lao Động

 


Các tin khác


Vụ cháy rừng tại Yên Bái: Đốt cỏ ở bãi chăn thả gia súc làm cháy lan sang diện tích rừng

Đến 15 giờ 30 phút ngày 26/3, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xác định nguyên nhân và diện tích thiệt hại trong vụ cháy rừng xảy ra tại các bản Dào Cu Nha, Hú Trù Lình, xã Lao Chải.

Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục