(HBĐT) -Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra các đợt nắng nóng vào đầu tháng 2, trung tuần tháng 3, đầu tháng 4 và gần đây nhất là trong các ngày từ 19 - 23/4 với nhiệt độ cao nhất ngày từ 37 - 39 độ C, cá biệt có nơi như TP Hòa Bình nhiệt độ lên tới 41 độ C. Tổng lượng mưa trong các tháng phổ biến ít hơn trung bình nhiều năm (TBNN) nhưng lại nhiều hơn cùng kỳ năm trước. Đáng kể, ngay từ đầu tháng 4 đã có một số trận mưa giông diện rộng, xảy ra mưa to, có nơi mưa rất to, kèm theo gió lớn. Những hình thái thời tiết này cho thấy nguy cơ xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như giông, sét, lốc, mưa đá, đặc biệt là ở thời kỳ giao mùa từ nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 tới.


Công trình chống ngập úng từ Công viên tuổi trẻ đến kênh tiêu 20 tại khu vực đường Chi Lăng kéo dài, do UBND TP Hòa Bình làm chủ đầu tư đang được khẩn trương thi công để đảm bảo tiến độ đề ra.

Đồng chí Nguyễn Trọng Vũ, Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh nhận định: Mùa bão năm 2019 trên khu vực biển Đông có xu hướng hoạt động muộn hơn so với TBNN. Dự báo trong năm nay có khả năng xuất hiện từ 10 - 12 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên khu vực biển Đông, trong đó khoảng 4 - 5 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. Đối với khu vực tỉnh ta, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm có thể xảy ra bất chợt, ở bất cứ nơi nào, trong khoảng thời gian rất ngắn. Tổng lượng mưa từ tháng 5 - tháng 10 phổ biến ở mức xấp xỉ so với TBNN (từ 1.500 - 1.700 mm). Cuối tháng 5 khả năng xuất hiện khoảng 1 - 2 đợt mưa rào và giông diện rộng. Các đợt mưa lớn tập trung trong các tháng 6 - 8. Trong mùa mưa bão năm nay, lũ xảy ra trên các sông, suối nhỏ trong tỉnh đạt cấp báo động III và trên báo động III. Số trận lũ khả năng ít hơn năm 2018 và xuất hiện vào tháng 7, 8. Trong những đợt mưa lớn, lũ quét và sạt lở đất có khả năng xảy ra ở nhiều nơi trong tỉnh, đặc biệt là ở các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Cao Phong, Kỳ Sơn và TP Hòa Bình.

Bên cạnh đó, Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh cho biết thêm: Về nắng nóng, nhiệt độ trung bình từ tháng 5 - tháng 10 trên phạm vi toàn tỉnh phổ biến ở mức cao hơn TBNN, cao hơn cùng thời kỳ khoảng 0,5 - 10C. Các đợt nắng nóng khả năng tập trung từ tháng 5, 6, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối đạt 39 - 400C. Từ các dự báo này cho thấy luôn cần có các biện pháp phòng tránh hữu hiệu để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Rút kinh nghiệm công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) những năm trước, đồng thời để chủ động ứng phó với diễn biến bất thường, phức tạp, khó lường của thiên tai, nhất là ứng phó với mưa, lũ lớn, lũ đặc biệt lớn có thể xảy ra, từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để kịp thời, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo công tác này. Ngay từ tháng 1, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 03 về việc tăng cường công tác PCTT&TKCN; bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh năm 2019. Ngày 2/4, UBND tỉnh có công văn về Tuần lễ quốc gia PCTT. Tiếp đó, ngày 12/4, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Chỉ thị số 05 về việc tăng cường công tác quản lý đê điều, chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, PCTT&TKCN.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các huyện, thành phố đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN; tổ chức tổng kết công tác này trong năm 2018, đánh giá, rút kinh nghiệm, khắc phục tồn tại, hạn chế để triển khai trong năm 2019. Một số địa phương sớm xây dựng Kế hoạch PCTT&TKCN, kế hoạch trực cũng như ban hành phương án ứng phó với mưa lớn, lũ lụt, sạt lở đất, lốc xoáy, hạn hán và bão, áp thấp nhiệt đới. Các đơn vị chức năng từ tỉnh đến cấp huyện tiến hành rà soát, thống kê cụ thể vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, các tuyến đường đi qua ngầm, tràn; lập phương án di dời người dân đến nơi an toàn. Đồng thời tổ chức kiểm tra, rà soát các công trình thủy lợi, đê điều nhằm kịp thời phát hiện hư hỏng để sửa chữa. Kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các hồ chứa thủy lợi; xây dựng phương án tích nước hợp lý, hạn chế tích nước đối với hồ chứa hư hỏng, xuống cấp; xử lý các vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều.

UBND tỉnh ráo riết chỉ đạo tổ chức, thực hiện công tác PCTT&TKCN tại địa phương theo phương châm "bốn tại chỗ”; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện dự phòng. Rà soát, tổ chức lực lượng chuyên trách về PCTT cấp huyện. Cấp xã và thôn, xóm tổ chức các đội xung kích ứng trực, quan sát và cảnh báo các sự cố thiên tai có thể xảy ra, kịp thời thông báo đến các hộ trong vùng nguy hiểm để phòng tránh. Đối với các khu vực đã xảy ra hiện tượng sạt lở hoặc vùng mới di dân tái định cư cần thường xuyên kiểm tra, theo dõi các hiện tượng bất thường để chủ động phòng tránh.

Ngoài ra, UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án, nhà thầu khẩn trương thi công, phát hiện và giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc, tập trung mọi nguồn lực hoàn thành xây dựng, tu bổ, sửa chữa đê điều, công trình liên quan đến phòng, chống lụt bão, nhất là các công trình xử lý đột xuất, cấp bách đang triển khai thi công, đảm bảo khối lượng, chất lượng, kỹ thuật, tiến độ. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của cộng đồng về các loại hình thiên tai, kinh nghiệm, kiến thức phòng tránh, nhất là chủ động phương án ứng phó, khắc phục hậu quả với bão mạnh, siêu bão. Xác định phòng chống, ứng phó giảm thiểu thiệt hại thiên tai là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư trong tỉnh.

                                                                                                     Hoàng Nga


Các tin khác


Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục