(HBĐT) -Tháng 10/2017, do ảnh hưởng của thiên tai, 11/20 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đà Bắc bị thiệt hại nặng nề, hàng nghìn hộ bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở phải di dời. Để đảm bảo ổn định dân cư, huyện Đà Bắc đã tập trung nguồn lực xây dựng 5 khu tái định cư tập trung và các khu tái định cư xen ghép. Hiện nay, các hộ dân đã ổn định chỗ ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, hầu hết các hộ dân ở đây chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tại nơi ở mới.

 
Theo báo cáo của UBND huyện Đà Bắc, trên địa bàn huyện hiện có 5 khu tái định cư (TĐC) là: khu TĐC Lau Bai, xã Vầy Nưa với 33 hộ dân; khu TĐC xóm Túp, xã Tiền Phong 30 hộ dân; khu TĐC xóm Kế, xã Mường Chiềng 34 hộ dân; khu TĐC xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng 25 hộ dân và khu TĐC Bưa Cốc, xã Suối Nánh 60 hộ dân. Ngoài ra còn các khu TĐC xen ghép ở các xã với diện tích khoảng 17 ha cho 478 hộ dân.


Nhiều hộ dân khu tái định cư Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã chuyển về ở ổn định, nhưng vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đồng chí Trần Thị Vân Dung, Phó trưởng Phòng TN&MT huyện Đà Bắc cho biết: Tính đến thời điểm hiện nay, cả 5 khu TĐC tập trung và 478 hộ ở các khu TĐC xen ghép đều chưa được trích đo chi tiết từng hộ và cấp GCNQSDĐ theo quy định. 

Không chỉ các khu TĐC mới hình thành, nhiều hộ dân đã sinh sống ổn định tại dự án TĐC trên địa bàn huyện Đà Bắc từ những năm 2012 đến nay vẫn trong tình trạng đất "không sổ đỏ". Theo số liệu thống kê của ngành TN&MT huyện, từ năm 2012 - 2015, huyện mới cấp GCNQSDĐ cho 20 hộ với diện tích 8.106 m2 tại khu TĐC xóm Kẻ, xóm Mít (xã Tu Lý). Cũng tại xã Tu Lý, khu TĐC xóm Cháu đã hoàn thành và đưa 60 hộ dân về ở từ năm 2016, nhưng đến nay, cả 60 hộ  này đều chưa được cấp GCNQSDĐ. Tính cả các khu TĐC cũ và mới năm 2017, hiện nay, toàn huyện còn 532 hộ TĐC chưa được cấp GCNQSDĐ. Anh Lường Văn Thanh, hộ dân khu TĐC Lau Bai, xã Vầy Nưa cho biết: Do mưa lũ sạt lở đất nên gia đình tôi phải chuyển đến khu TĐC. Để dựng nhà, gia đình đã phải bỏ hết vốn liếng và vay mượn khắp nơi. Vì vậy, tôi cũng mong Nhà nước sớm cấp GCNQSDĐ để có thể thế chấp vay vốn phát triển kinh tế. 

Một khó khăn nữa đối với các hộ TĐC huyện Đà Bắc là do địa hình đồi dốc, thiếu đất canh tác nên hầu hết các hộ chuyển đến khu TĐC không được bố trí đất sản xuất. Nhiều hộ dân ở nơi ở mới nhưng vẫn phải canh tác tại nơi ở cũ. Điều này cũng gây cản trở, khó khăn trong việc kiểm đếm quản lý đất đối với những khu vực đã di dời dân. 

Trao đổi về những khó khăn trong công tác cấp GCNQSDĐ tại các khu TĐC, đồng chí Trần Thị Vân Dung, Phó trưởng Phòng TN&MT huyện Đà Bắc cho biết: Việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho hộ di dân TĐC còn gặp nhiều hạn chế. Vì hiện nay, huyện Đà Bắc chưa được đo đạc bản đồ địa chính chính quy nên việc quản lý đất đai rất khó khăn. Khi muốn cấp GCNQSDĐ, bà con phải đề nghị Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện trích đo địa chính để làm cơ sở cho việc đăng ký đất đai. 

Việc cấp GCNQSDĐ đối với các hộ dân rất quan trọng. Đây là yếu tố để người dân yên tâm ổn định cuộc sống, đồng thời giúp chính quyền quản lý tốt tài nguyên đất. Theo Nghị định số 45/2014/NĐ-CP của Chính phủ, Nhà nước thực hiện miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở khi sử dụng đất để thực hiện chính sách nhà ở, đất ở đối với người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số… Miễn tiền sử dụng đất đối với phần diện tích đất được giao trong hạn mức giao đất ở để bố trí TĐC hoặc giao cho các hộ gia đình, cá nhân trong các cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ. Vướng mắc hiện nay là việc đo đạc lập bản đồ địa chính toàn huyện. Vì vậy, UBND huyện Đà Bắc mong muốn tỉnh cấp kinh phí cho huyện tiến hành đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu đất đai, tạo thuận lợi cho việc đăng ký và quản lý đất đai. 

                                                                       Phương Linh


Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục