(HBĐT) - Mới đây, Sở GTVT đã thông qua phương án phân luồng giao thông khi xảy ra ách tắc trên quốc lộ 6, quốc lộ 15 và đường Hồ Chí Minh các đoạn đi qua địa bàn tỉnh. Đây là một trong những biện pháp thiết thực, góp phần nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về giao thông vận tải. Đặc biệt, trong thời điểm mùa mưa bão đang đến gần, việc sớm đề ra các phương án phân luồng giao thông giúp ngành chủ động đảm bảo an toàn giao thông, chống ách tắc giao thông, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân.


Đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ sửa chữa đường tỉnh 433, đoạn qua địa bàn xã Tân Pheo (Đà Bắc) 
nhằm đảm bảo an toàn giao thông trên trục đường huyết mạch. 

Trên QL6, các vị trí thường bị ách tắc đã được xác định và có phương án phân luồng hợp lý giúp các phương tiện lưu thông thuận lợi. Trong đó, các phương tiện đi từ Hà Nội về TP Hòa Bình thay vì đi theo QL6 có thể lựa chọn đi theo hướng đại lộ Thăng Long - đường Hòa Lạc - Hòa Bình. Từ khi hoàn thành đưa vào sử dụng đến nay, công trình đường Hòa Lạc - Hòa Bình đoạn qua địa bàn tỉnh (km 13+050 - km33 + 256) đã góp phần giảm tải cho QL6 đoạn Hà Nội - TP Hòa Bình. Nhất là trong những thời điểm mưa to kéo dài dẫn đến nguy cơ ngập cục bộ một số đoạn thuộc QL6, giúp hạn chế tình trạng ách tắc, mất an toàn giao thông trong cao điểm mùa mưa.

Nhìn lại diễn biến mùa mưa bão hàng năm có thể thấy, sau các trận mưa to kéo dài ngày, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều điểm ngập úng, sạt trượt gây tắc đường và mất an toàn cho phương tiện. Đến bây giờ, người dân xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại vụ sụt lún nghiêm trọng bất ngờ xảy ra hồi cuối tháng 7, đầu tháng 8 năm ngoái. Do ảnh hưởng của mưa lũ kéo dài, hơn 100 m tỉnh lộ 445 đoạn qua địa bàn xóm đã bị nứt, sụt lún nghiêm trọng, có chỗ lún sâu tới 40 cm. Đến nay, gần 11 tháng xảy ra sự cố trên, đường tỉnh 445 đoạn qua địa bàn xóm Máy Giấy đang được cấp bách sửa chữa để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Khu vực sạt lở năm ngoái, được xác định có nguy cơ cao tiếp tục xảy ra sạt lở trong mùa mưa bão năm nay nên được cắm biển cảnh báo nguy hiểm. 

Theo đồng chí Vũ Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở GT-VT, tại các điểm có nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa bão, việc cắm biển cảnh báo nguy hiểm giúp người tham gia giao thông đề cao cảnh giác. Bên cạnh đó, đối với những đoạn đường hoặc ngầm tràn hay bị ngập và cầu yếu, Sở chỉ đạo Thanh tra giao thông phối hợp với lực lượng Công an và chính quyền địa phương có phương án gác, chắn phân luồng giao thông nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân, cử người trực theo dõi và có biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra sự cố. Cũng theo khuyến cáo của ngành chức năng, khi xảy ra sự cố trên các tuyến đường giao thông, người dân cần tuân thủ hướng dẫn của chính quyền và lực lượng chức năng để đảm bảo an toàn. Căn cứ nhiệm vụ được giao, lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp các đơn vị liên quan sẽ tham gia hướng dẫn phân luồng giao thông tại các vị trí tắc đường; các đơn vị quản lý đường bộ huy động nhân lực và vật lực để xử lý vị trí bị ảnh hưởng, đảm bảo thông xe trong thời gian sớm nhất. 

Năm nay, ngay từ đầu năm, Sở GT-VT đã chủ động xây dựng phương án PCTT&TKCN với quyết tâm cùng với các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh thực hiện tốt công tác này. Theo đó, Sở chỉ đạo các đơn vị trong ngành chủ động xây dựng phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai theo từng lĩnh vực, phạm vi hoạt động của đơn vị; chỉ đạo tăng cường kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông, quản lý hành lang an toàn đường bộ các tuyến đường đang khai thác; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trên địa bàn tỉnh; đôn đốc các đơn vị thi công thực hiện nghiêm các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông theo quy định. Đặc biệt, với ưu tiên hàng đầu là đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường trong mùa mưa bão, Sở GT-VT chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra các tuyến đường đang quản lý, xác định các vị trí hay bị ách tắc trong mùa mưa để có phương án xử lý đảm bảo giao thông thông suốt trong mọi tình huống. Đồng thời, chủ động bố trí nhân lực, phương tiện để sẵn sàng tổ chức cứu hộ, cứu nạn, góp phần đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão năm nay.

Thu Trang


Các tin khác


Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác tài nguyên, kiến tạo cho tương lai bền vững

Thực hiện Chỉ thị số 38, ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, tỉnh Hòa Bình đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, gắn với trách nhiệm từng tổ chức, cá nhân, địa phương, đơn vị... qua đó mang lại chuyển biến nhất định.

Tiêm phòng – “lá chắn” bảo vệ đàn vật nuôi

Tiêm phòng là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho đàn vật nuôi. Khi được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin giúp vật nuôi tạo miễn dịch, chủ động ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh và lây lan.

Thời tiết ngày 15/3: Bắc Bộ có mưa phùn, trời nồm ẩm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/3, Bắc Bộ tiếp diễn mưa phùn nồm ẩm, Tây Bắc Bộ trưa chiều giảm mây trời nắng. Miền Đông Nam Bộ nắng nóng.

Thời tiết ngày 14/3: Bắc Bộ có mưa rải rác, trời lạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/3, Bắc Bộ có mưa vài nơi, vùng núi xuất hiện mưa rào, trời lạnh về đêm và sáng với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 19 - 22 độ C.

Thời tiết ngày 13/3: Bắc Bộ nhiệt độ tăng, Nam Bộ có nơi nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 13/3, khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi, trong đó tại thủ đô Hà Nội xuất hiện sương mù và sương mù nhẹ rải rác vào sáng sớm, đêm và sáng trời rét.

Cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 45/KH-UBND, ngày 7/3/2024 về cấp nước an toàn (CNAT) và chống thất thoát, thất thu nước sạch giai đoạn 2024-2025 tỉnh Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục