(HBĐT) - Kết quả theo dõi diễn biến rừng năm 2018 cho thấy, diện tích có rừng toàn tỉnh hiện có trên 236.412 ha, gồm rừng tự nhiên hơn 141.900 ha, rừng trồng đã thành rừng hơn 94.512 ha; độ che phủ rừng đạt 51,50%. Toàn tỉnh có hơn 100.000 ha rừng tre, nứa, hỗn giao nứa gỗ, rừng trên núi đá, rừng phục hồi, rừng trồng chưa khép tán, đây là các loại rừng dễ cháy, thường có nguy cơ cháy rừng cao. Các vùng này cũng là nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế phụ thuộc nhiều vào rừng và thường phát đốt làm nương rẫy. Các hoạt động sản xuất nương rẫy, kết hợp nông, lâm nghiệp thường xuyên diễn ra nên rất dễ cháy lan vào rừng.


Hạt Kiểm lâm Cao Phong phối hợp với chính quyền cơ sở diễn tập phương án PCCCR. 

Để bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), trong những năm qua, Sở NN&PTNT chủ động tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành các chỉ thị, văn bản chỉ đạo về lĩnh vực này. Đồng thời tổ chức xây dựng, củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo (BCĐ) về chương trình, mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các cấp. Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung Phương án PCCCR cấp tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt làm căn cứ thực hiện. Đến nay, 206 xã có rừng đã xây dựng được quy ước bảo vệ rừng (BVR), phương án BVR, PCCCR, quy chế phối hợp 3 lực lượng. Tỉnh, các huyện, thành phố và các Ban quản lý rừng phòng hộ cũng xây dựng được phương án BVR. Hiện 1.830 xóm trong tỉnh có tổ, đội quần chúng BVR, PCCCR với 12.028 người tham gia; 93,9 km đường băng cản lửa. Vào mùa khô hanh, nắng nóng, các tổ, đội trực 24/24h, kịp thời cung cấp thông tin cho BCĐ các cấp để có phương án huy động lực lượng khi xảy ra cháy rừng.

Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết: Xác định tuyên truyền là biện pháp thiết yếu trong công tác quản lý, bảo vệ và PCCCR, Sở NN&PTNT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các văn bản, chính sách, pháp luật mới có liên quan đến BVR, PCCCR. Theo đó, từ năm 2014 đến nay, toàn tỉnh đã tổ chức được hơn 1.000 buổi tuyên truyền với trên 729.200 lượt người tham gia.

Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT thường xuyên phối hợp Phòng cảnh sát PCCC&CH,CN (Công an tỉnh) xây dựng kế hoạch, tiến hành kiểm tra việc BVR, PCCCR của BCĐ các huyện, thành phố và các chủ rừng lớn. Đồng thời kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng xây dựng phương án BVR, PCCCR trên diện tích quản lý; đầu tư xây dựng công trình phòng cháy; tổ chức lực lượng BVR, PCCCR tại chỗ đủ sức ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng, tham gia chữa cháy rừng có hiệu quả.

Đồng chí Nguyễn Xuân Trường, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết thêm: Thực hiện trách nhiệm trong công tác PCCCR, Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo các đơn vị cơ sở chủ động tham mưu chính quyền địa phương bố trí lực lượng thường xuyên tuần tra, kiểm soát, canh gác và trực phòng cháy tại các chòi canh lửa, các chốt, trạm BVR, những khu vực trọng điểm cháy trên địa bàn quản lý; kịp thời phát hiện điểm cháy và huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay khi có cháy rừng xảy ra. Đặc biệt, trong thời điểm khô hanh, nắng nóng, Chi cục phối hợp với Trung tâm Khí tượng thủy văn cung cấp thông tin thường xuyên và có cảnh báo nguy cơ cháy rừng ở các cấp độ tại từng huyện, thành phố để chủ động có giải pháp BVR, PCCCR.

Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm, những năm gần đây, công tác PCCCR của tỉnh đạt được kết quả nhất định, các vụ cháy rừng giảm từng năm cả về số lượng, quy mô và diện tích. Tuy vậy, tình hình cháy rừng vẫn diễn biến phức tạp. Từ năm 2014 - 2018, toàn tỉnh xảy ra 23 vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại 32,68 ha. Hiện, một số địa phương, chủ rừng chưa thực sự quan tâm triển khai thực hiện các biện pháp PCCCR. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức, nhất là ở các xã vùng sâu, xa. Một bộ phận người dân không chấp hành đúng quy trình xử lý thực bì để sản xuất nông, lâm nghiệp, chưa có biện pháp ngăn chặn cháy lan vào rừng. Trang thiết bị, phương tiện phục vụ PCCCR còn thấp, chủ yếu là dụng cụ thô sơ... Những tồn tại, hạn chế này đã được các cấp, ngành chức năng nhìn nhận để kịp thời có biện pháp khắc phục.


                                                                                       Thu Hiền

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục