(HBĐT) - Vầy Nưa là xã vùng lòng hồ của huyện Đà Bắc, nhân dân chủ yếu sinh sống dọc theo bờ sông Đà. Địa hình các xóm phần lớn là đồi, núi đá, độ dốc cao nên khi có mưa bão thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở, đá lăn. Vào mùa khô thường có nắng hạn kéo dài, dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, hàng năm, UBND xã chỉ đạo các thôn, xóm chủ động chuẩn bị các điều kiện, phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ”, sẵn sàng ứng phó với các tình huống, từ đó hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.


Khu tái định cư Lau Bai, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) cơ bản hoàn thành cơ sở hạ tầng, giúp người dân bị ảnh hưởng của thiên tai ổn định cuộc sống. 

Năm 2018, tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra trên địa bàn xã Vầy Nưa khoảng 3 tỷ đồng. Trong đó, hàng trăm ha lúa, hoa màu bị mất trắng; một số diện tích ruộng bị đất, đá vùi lấp hoàn toàn. Cùng với đó, các tuyến đường bộ sạt lở nhiều điểm, trong đó có 2 điểm sạt lở nghiêm trọng tại đường liên xã Vầy Nưa - Tiền Phong, khu vực các xóm: Dướng, Lau Bai, Tham, Vầy, Sang Trệch với số lượng hàng chục nghìn m3 đất. Ngoài ra, hệ thống bai, mương, đường ống nước sinh hoạt, tưới tiêu ở nhiều xóm bị phá hỏng hoàn toàn. Một số công trình lũ cuốn trôi, đất, đá vùi lấp. Thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2018, cùng với hậu quả từ đợt mưa lũ lịch sử tháng 10/2017 đã ảnh hưởng lớn đến phát triển KT - XH cũng như đời sống của người dân.

Trao đổi với đồng chí Bàn Thị Quý, Phó Chủ tịch UBND xã được biết, rút kinh nghiệm từ công tác phòng, chống thiên tai những năm trước và nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại, năm 2019, Đảng ủy, chính quyền xã sớm chỉ đạo việc củng cố, kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN. Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai của xã, xóm. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách các xóm. Tùy theo đặc điểm mỗi xóm để lập kế hoạch phòng, tránh, ứng phó phù hợp. Xã chủ động xây dựng phương án di dời dân khi cần thiết và tập trung chỉ đạo thực hiện phương châm "4 tại chỗ” một cách thiết thực, cụ thể, trên cơ sở phòng là chính. Ngoài ra, xã duy trì chế độ trực theo quy định, rà soát, kịp thời bổ sung các tình huống ứng phó với mưa lũ, xây dựng kế hoạch di dân ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét…

Nhờ chủ động triển khai các biện pháp, nhất là việc nâng cao công tác cảnh báo, cập nhật, cung cấp thông tin kịp thời, nhanh chóng về diễn biến của mưa bão đến người dân nên trong đợt mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 vừa qua, xã Vầy Nưa đã giảm thiểu được thiệt hại. Trên địa bàn không có thiệt hại về nhà ở, thủy lợi, lúa, hoa màu và các công trình khác. Đối với các hộ nuôi cá lồng đã chủ động ứng phó với mưa lũ nên không gây thiệt hại. Tuy nhiên, do nước sông lên cao nên xã 1 chiếc thuyền máy bị chìm và xảy ra 6 điểm sạt lở ở các tuyến đường.

Đồng chí Bàn Thị Quý, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết thêm: Với những điểm bị sạt lở, xã chỉ đạo lực lượng tại chỗ khẩn trương dọn đất, đá để kịp thời thông tuyến, giúp bà con đi lại bình thường. Việc hạn chế được thiệt hại là do khi có thông tin về mưa bão, xã thường xuyên cập nhật đến các trưởng thôn, thông báo vùng nào có nguy cơ sạt lở giúp bà con chủ động phòng tránh. Đặc biệt, xã tăng cường tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, ý thức của cộng đồng để người dân không có tư tưởng chủ quan trong đối phó với thiên tai.

Song song với phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, xã Vầy Nưa luôn xác định công tác cứu hộ, cứu nạn là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng. Theo đó, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã đã xây dựng kế hoạch, phương án sẵn sàng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trong mọi tình huống có thể xảy ra.Đồng thời chỉ đạo hệ thống chính trị,người dân phát huy tinh thần tương thân tương ái, tích cực cứu trợ, giúp đỡ nhân dân bị ảnh hưởng và các hộ dân tái định cư ổn định cuộc sống.

Thu Hiền

Các tin khác


Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 13/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-20 mm, có nơi trên 40 mm.

Hành động sớm - chủ động trước thiên tai

Đó là chủ đề Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ phát động, với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống thiên tai để xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Thời tiết giao mùa: Cảnh báo dông sét, mưa đá

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, tháng 5 là giai đoạn có sự chuyển biến thời tiết từ mùa lạnh sang mùa nóng, mùa khô sang mùa mưa ở Bắc Bộ nên các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm, đặc biệt ở vùng núi do tác động của địa hình có thể tạo ra các ổ mây đối lưu phát triển mạnh, hệ quả là gây ra các trận dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh

Ngày 8/5, đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương do đồng chí Chu Thị Thu Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm (BCĐ ATTP) tỉnh về việc triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2024.

Huyện Yên Thủy: Thiệt hại cây trồng do nắng nóng, khô hạn gần 13,3 tỷ đồng

Theo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thủy, từ ngày 23 - 30/4, trên địa bàn huyện nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiệt độ 39 - 40 độ C; trời không mưa, trữ lượng nước tại một số hồ, đập cạn, không đủ khả năng tưới ảnh hưởng đến diện tích cây trồng. Nhiều giếng đào, giếng khoan phục vụ nước sinh hoạt cho người dân ở một số xã cũng bị cạn nước.

Điện lực Mai Châu tăng cường đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Vào mùa mưa bão, việc không đảm bảo hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) là một trong những nguyên nhân gây sự cố điện. Thời gian qua, Điện lực Mai Châu đã tăng cường kiểm tra, phát quang cây cối trong và ngoài HLATLĐ để ngăn ngừa sự cố trong mùa mưa bão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục