Chủ tịch Liên đoàn Vũ trụ quốc tế Jean-Yves Le Gall khẳng định, không cá nhân nào có thể một mình đạt được những gì họ muốn trong thời đại hiện nay, đồng thời kêu gọi tất cả các chuyên gia vũ trụ hợp tác cùng nhau, không để bất cứ trở ngại nào cản đường.

Toàn cảnh Đại hội Vũ trụ quốc tế 2019Ngày 21/10, Đại hội Vũ trụ quốc tế (IAC) lần thứ 70 đã khai mạc tại thủ đô Washington của Mỹ với sự tham dự của hơn 6.000 đại biểu từ nhiều quốc gia khác nhau.
Chủ đề của IAC 2019 là "Không gian: Sức mạnh của quá khứ, lời hứa của tương lai”.

Tại sự kiện kéo dài 5 ngày này, các đại biểu sẽ thảo luận về sự đổi mới và những tiến bộ trong các nghiên cứu về vũ trụ, thám hiểm Hệ mặt Trời, tìm kiếm nước trên sao Hỏa, phòng thủ chống lại tiểu hành tinh, quản lý việc du hành và vận chuyển hàng hóa trong không gian.

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch Liên đoàn Vũ trụ quốc tế (IAF) Jean-Yves Le Gall đã nhấn mạnh sự hợp tác trong thám hiểm không gian. Ông Le Gall khẳng định, không cá nhân nào có thể một mình đạt được những gì họ muốn trong thời đại hiện nay, đồng thời kêu gọi tất cả các chuyên gia vũ trụ hợp tác cùng nhau, không để bất cứ trở ngại nào cản đường.

Được sáng lập và tổ chức thường niên từ năm 1950, IAC là một sự kiện đặc biệt dành cho tất cả các chuyên gia vũ trụ do IAF tổ chức. IAC không chỉ giúp cho người tham dự được cập nhật mọi thông tin về không gian và công nghệ vũ trụ mới nhất mà đây còn là nơi kết nối mạng lưới toàn cầu, mở ra nhiều cơ hội hợp tác phát triển.

Mỗi năm, IAC được tổ chức tại một quốc gia với chủ đề riêng. 5 chủ đề được IAC thảo luận bao gồm: Khoa học và Thăm dò, Ứng dụng và Hoạt động, Công nghệ, Cơ sở hạ tầng, Không gian Vũ trụ và Xã hội.

NASA muốn cùng các đối tác quốc tế khám phá Mặt trăng

Phát biểu trong cuộc họp báo bên lề IAC, Giám đốc điều hành NASA, ông Jim Bridenstine cho biết: "Có rất nhiều không gian trên Mặt trăng và chúng tôi cần tất cả các đối tác quốc tế đi cùng chúng tôi tới Mặt trăng. Nếu chúng ta có thể đi đến thỏa thuận về sự đóng góp của tất cả các quốc gia và cách thức để trở thành một phần của dự án này, thì chắc chắn không có lý do ngăn cản tất cả các đối tác quốc tế tham gia cùng chúng tôi trên vệ tinh của Trái đất". 

Hiện tại, các chuyên gia Mỹ đang phát triển tàu vũ trụ Orion và trạm vũ trụ mini mang tên Gateway trên quỹ đạo Mặt trăng để sử dụng cho nhiệm vụ thăm dò đầu tiên trong sứ mệnh Artemis 3 vào năm 2024. 

Chỉ có duy nhất một module trong sứ mệnh này được sản xuất bên ngoài nước Mỹ. Module này do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cung cấp - có nhiệm vụ cung cấp điện, động cơ đẩy, điều khiển nhiệt cho tàu Orion cũng như cung cấp dưỡng khí và nước trong không gian vũ trụ. 

Theo kế hoạch, chỉ sau khi Gateway được mở rộng, các chuyên gia không phải là người Mỹ mới có thể tham gia hành trình đáp xuống Mặt trăng. 

Cũng có mặt tại cuộc họp báo trên, Giám đốc ESA, ông Jan Worner cho biết: "Chúng tôi cũng đang thảo luận với NASA về việc cử các phi hành gia châu Âu tham gia sứ mệnh thám hiểm bề mặt Mặt trăng". Theo nhận định của ông Worner, năm 2024 chắc chắn sẽ là những hoạt động hoàn toàn của Mỹ trên Mặt trăng, các phi hành gia châu Âu có thể sẽ tham gia từ năm 2027 hoặc 2028. 

Trong khi đó, ông Hiroshi Yamakawa, Chủ tịch Cơ quan Thám hiểm Vũ trụ Nhật Bản, cho biết Tokyo cũng muốn tận dụng dự án của Mỹ để tạo ra chương mới trong lịch sử của chính mình - đó là lần đầu tiên các phi hành gia Nhật Bản đáp xuống bề mặt Mặt trăng.

                                                                                                        Theo báo Chính Phủ

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục