(HBĐT) - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được tỉnh triển khai tạo sức bật cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đẩy mạnh Chương trình OCOP là giải pháp hiệu quả để phát triển nhóm sản phẩm cấp xã, huyện, đồng thời đưa thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; góp phần thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, đặc sản vùng miền, các sản phẩm có lợi thế của địa phương.


Người tiêu dùng Thủ đô Hà Nội lựa chọn sản phẩm rau an toàn của HTX sản xuất rau an toàn Quyết Chiến (Tân Lạc).

OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Trong năm qua, các huyện, thành phố đã hoàn thành việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện với trên 50 sản phẩm tham gia. Kết quả đánh giá cấp huyện có 37 sản phẩm (đạt từ 50 điểm trở lên) được UBND các huyện, thành phố gửi hồ sơ đề nghị đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Qua 2 đợt chấm điểm xếp hạng, đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 9 sản phẩm OCOP được xếp hạng 4 sao; 18 sản phẩm OCOP được xếp hạng 3 sao. 

Sau 1 năm triển khai, Chương trình OCOP bước đầu mang lại những kết quả tích cực. Số HTX tăng nhanh, nhất là HTX sản xuất ở nông thôn, các phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp, nông thôn được đẩy mạnh. Sản phẩm nông nghiệp phát triển đa dạng, phong phú, bước đầu trở thành hàng hóa. Một số sản phẩm có thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh biết đến. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng chưa được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước. Nút thắt lớn nhất hiện nay là vấn đề liên kết với nhà phân phối để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thời gian qua, tỉnh đã tổ chức nhiều hội nghị kết nối thành công, hiệu quả các sản phẩm tham gia chương trình OCOP vào các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, giúp giá trị sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn gia tăng đáng kể. Các doanh nghiệp phân phối sản phẩm, hệ thống siêu thị ký kết biên bản ghi nhớ giao thương với hộ sản xuất, HTX để đưa sản phẩm vào hệ thống phân phối, tiêu thụ, phục vụ người dân cả nước, từng bước hướng tới thị trường nước ngoài. Qua đó, góp phần liên kết giữa hộ sản xuất với tổ hợp tác, HTX và doanh nghiệp; phát triển, kết nối các hình thức tổ chức SX-KD sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế địa phương, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong, ngoài nước, thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí "Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Thông qua Chương trình OCOP, ngành nông nghiệp của tỉnh từng bước phát triển. Với việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, lựa chọn giống cây trồng phù hợp, mở rộng diện tích canh tác, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Để phát triển thị trường, tạo đầu ra cho sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của các địa phương, trong thời gian tới, tỉnh tăng cường truyền thông, quảng bá, xây dựng hình ảnh, thương hiệu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp nông thôn, phát triển làng nghề. Ngoài ra, tiếp tục tổ chức các hội nghị kết nối sản phẩm vào các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các hệ thống phân phối trên địa bàn cả nước.


Đinh Thắng

Các tin khác


Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục