(HBĐT) - Xuân đã đến, hơi thở của mùa xuân đậu trên những chồi non, lộc biếc, tô thắm những cánh mai, đào đang rực rỡ bung hoa. Xuân về trên từng con ngõ. Xuân gõ cửa, đem đến niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi nhà. Những tia nắng xuân ấm áp như xua tan cái lạnh giá cho chúng tôi cảm nhận được phong trào xây dựng NTM kiểu mẫu lan tỏa khắp nơi nơi, bộ mặt miền quê trù phú, an lành, đáng sống đang hiện hữu.


Hệ thống đường GTNT xã Cư Yên (Lương Sơn) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao thương hàng hóa của nhân.


Từ sự đóng góp của nhân dân với nguồn  vốn hỗ trợ của Nhà nước, nhà văn hóa xã Đông Lai (Tân Lạc) được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu hội họp của nhân dân.

Những điểm sáng trong phong trào xây dựng NTM

Chúng tôi về thôn Đồng Sẽ, xã Nhuận Trạch vào một ngày cuối năm. Đây được coi là điểm sáng trong xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu của huyện Lương Sơn. Từ những ngôi nhà ngói mới khang trang, những con đường bê tông thênh thang, sạch sẽ từ đầu làng đến cuối xóm, cây xanh, sắc hoa đua nhau khoe sắc dọc đường, những khu vườn mẫu xanh mướt đến ánh mắt lấp lánh niềm vui của người dân nơi đây. Từ khi xây dựng NTM kiểu mẫu, các trục đường chính đều lắp biển báo giao thông. Các trục đường thôn, liên thôn, đường ngõ, xóm được cứng hóa, trồng cây xanh, cây có bóng mát, trồng hoa. Nhà cửa, vườn nhà, tường rào, cổng ngõ của bà con trong thôn khang trang, sạch sẽ. Định kỳ vào ngày thứ 7 hàng tuần, bà con nhân dân tổ chức làm vệ sinh chung đường làng, ngõ, xóm, nhà văn hóa, khu thể thao, phát dọn hàng rào, cây xanh ven đường. Trưởng thôn Đồng Sẽ Hoàng Trọng Thu cho biết: Sau hơn 1 năm triển khai xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, Đồng Sẽ đã hoàn thành 10/10 tiêu chí. Bộ mặt nông thôn mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã có nhiều thay đổi rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 là 48,2 triệu đồng. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt trên 95%. Phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư hàng năm được duy trì và thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ gia đình văn hóa hàng năm đạt 93,5%, giữ vững danh hiệu làng văn hóa cấp huyện trong nhiều năm liền. Nhà ở và các công trình phụ trợ trong khu dân cư đều cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp, gọn gàng... gần 90% số vườn hộ gia đình thực hiện chỉnh trang, quy hoạch áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất đảm bảo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp. có 100% số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh Đồng Sẽ trở thành thôn đầu tiên của tỉnh cán đích NTM kiểu mẫu, là niềm vinh dự và tự hào của cán bộ và nhân dân xã Nhuận Trạch.

Từ việc hiểu đúng một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, xã Tây Phong đã và đang là một điểm sáng của huyện Cao Phong trong công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng NTM. Đến nay, diện mạo NTM của xã đã cơ bản được hình thành từ sự thay đổi trong nhận thức của mỗi người dân. Có được sự thay đổi nhận thức ấy phải kể tới sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, trong đó có một phần đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, đảng viên đi đầu trong việc tự nguyện hiến đất làm đường GTNT.

Điểm mới trong chương trình xây dựng NTM là chủ yếu huy động sức dân. Ban đầu, bà con nhân dân chưa thật sự thấu hiểu chủ trương mới của Đảng, Nhà nước bởi trước đây làm công trình công cộng liên quan đến tài sản của người dân cũng được Nhà nước hỗ trợ đền bù. Tuy nhiên, với chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM thì người dân tự nguyện hiến đất và tài sản gắn liền trên đất, Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng. Với phương châm "mưa dầm thấm lâu”, xã đã tổ chức nhiều cuộc họp dân ở thôn, xóm với mục đích tuyên truyền để người dân hiểu và thực hiện. Có những gia đình, cán bộ xã phải đến tuyên truyền, vận động 6 - 7 lần, gia đình mới đồng ý. Đến nay, đại bộ phận người dân trên địa bàn xã đều đã hiểu việc hiến đất làm đường GTNT là làm cho chính mình, cho tương lai con cháu mình. Để khuyến khích nhân dân hiến đất làm đường GTNT, xã đã thành lập tổ công tác làm nhiệm vụ kiểm kê số diện tích hiến đất và tài sản gắn liền trên đất. Tất cả nội dung này được lập thành biên bản, công khai trong toàn xã, cuối năm làm căn cứ để UBND xã ra quyết định tặng giấy khen cũng như có đề nghị cơ quan cấp trên khen thưởng kịp thời, tạo sự động viên, phấn khởi trong nhân dân.

Tiêu biểu như tuyến đường giao thông từ phố Bằng đi xóm Bằng dài hơn 650 m được UBND huyện khởi công hồi đầu tháng 5/2016 với tổng mức đầu tư 7 tỷ đồng. Xác định đây là tuyến giao thông trọng yếu trong việc phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, có ý nghĩa quan trọng trong việc rút ngắn khoảng cách vùng miền nên ngay từ khi có chủ trương xây dựng tuyến đường, UBND xã đã có nhiều cuộc họp dân để triển khai chủ trương xây dựng tuyến đường với nhiều cách làm sáng tạo. Mặt đường hiện tại là 3,5 m và sau khi mở rộng, nâng cấp, tuyến đường rộng gấp đôi; số diện tích đất, tường bao, hoa màu nằm trong diện giải phóng mặt bằng là không hề nhỏ. Tuy nhiên, chỉ sau khi có chủ trương, đã có 25/28 hộ dân đồng ý hiến đất. Đến nay, 100% hộ dân trên địa bàn xóm Bằng và phố Bằng hiến gần 840 m2 đất, trong đó chủ yếu là đất thổ cư với gần 700 m2, tổng giá trị đất và tài sản gắn liền trên đất lên tới gần 394 triệu đồng.

Đồng chí Bùi Văn Bền, Chủ tịch UBND xã Tây Phong cho biết: Trong 9 năm qua, xã đã huy động được 217 hộ hiến đất với 9.800 m2 và 3.521 ngày công lao động để xây dựng đường giao thông nông thôn, sân vận động, nhà văn hóa. Cũng một phần nhờ đó, tới nay đời sống nhân dân xã Tây Phong đã có những chuyển biến tích cực, thu nhập bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 10,71%, xã đã đạt chuẩn NTM năm 2018.

Phát triển sản xuất để xây dựng NTM bền vững

Câu chuyện về những người dân góp tiền, hiến đất xây dựng đường, nhà văn hóa đã không còn mới mẻ ở các địa phương. Đến các xã NTM hôm nay, đâu đâu cũng thấy người nông dân bàn chuyện làm ăn, nâng cao đời sống. Có thể nói, hiệu quả của việc xây dựng NTM ở tỉnh ta thể hiện rõ nhất ở sự đồng thuận, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Đối với các xã về đích hay phấn đấu về đích NTM, trên cơ sở quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, các xã đã triển khai nhiều mô hình, dự án phát triển sản xuất, đào tạo nghề, chuyển giao khoa học - kỹ thuật giúp nông dân đầu tư mở rộng sản xuất theo hướng hàng hóa.

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân luôn được xác định là mục tiêu cốt lõi của chương trình xây dựng NTM. Để thực hiện mục tiêu này, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người nông dân.

Thời gian qua, tỉnh và các huyện, thành phố đã xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM. Trong 10 năm qua, toàn tỉnh đã thực hiện trên 2.100 mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả, bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn theo hướng hàng hóa và xây dựng thương hiệu góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân như: mía tím Hòa Bình, cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc, cá lòng hồ sông Đà, gà đồi Lạc Sơn, gà Lạc Thủy, dê núi Lạc Thủy, rau hữu cơ Lương Sơn...

Những thành tựu về phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM đã tạo nên sự thay đổi sâu sắc, cơ bản, toàn diện về chính trị, KT-XH, chất lượng của cuộc sống và môi trường ở khu vực nông thôn. Đời sống vật chất, tinh thần nông dân nhìn chung được cải thiện rõ rệt, nhiều vùng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2019 ước đạt 32 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo bình quân khu vực nông thôn giảm còn khoảng 14,28%. Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ; chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao, 100% trạm y tế xã đã có bác sĩ; các thiết chế văn hóa, cơ sở giáo dục, hệ thống cơ sở hạ tầng KT-XH được quan tâm đầu tư, chất lượng và hiệu quả hoạt động được nâng cao.

Đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 86/191 xã đạt chuẩn NTM. Bình quân tiêu chí NTM các xã đạt trên 15,1 tiêu chí/xã; tăng bình quân trên 10,6 tiêu chí/xã so với năm 2011; không còn xã dưới 10 tiêu chí. Thành phố Hoà Bình đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, huyện Lương Sơn được công nhận đạt chuẩn NTM. Đời sống vật chất, tinh thần nông dân nhìn chung được cải thiện rõ rệt.

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Để triển khai tốt xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân trong thời gian tới, các địa phương phải nâng cao nhận thức về vai trò của phát triển sản xuất trong xây dựng NTM. Trong đó, xác định người dân là chủ thể liên kết với nhau qua hoạt động HTX, doanh nghiệp là động lực phát triển sản xuất. Thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Tập trung chỉ đạo triển khai các mô hình sản xuất, sơ kết rút kinh nghiệm những chương trình đã triển khai; đồng thời, dành nguồn lực hỗ trợ các đề án, mô hình phát triển sản xuất hiệu quả. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ dựa trên tập quán canh tác, kinh nghiệm sản xuất, yếu tố văn hóa trong sản xuất nông nghiệp của từng địa phương để lựa chọn những hình thức sản xuất phù hợp nhằm vừa phát huy yếu tố truyền thống vừa kết hợp khoa học hiện đại tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp để đạt được những kết quả cao. Tỉnh cũng chú trọng đến nội dung phát triển các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0, nông nghiệp hữu cơ phù hợp với thế mạnh của từng vùng. Đồng thời, chú trọng hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu một số nông sản chủ lực, hướng sản xuất theo thị trường xuất khẩu. Tập trung phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng cao đảm bảo an toàn thực phẩm, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao hiệu quả SXKD, giá trị nông sản và thu nhập cho người dân, tăng nguồn lực xã hội cho xây dựng NTM.


Đinh Thắng


Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục