(HBĐT) - Theo giới chuyên gia, việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất sẽ góp phần làm gia tăng giá trị các sản phẩm nói riêng và toàn ngành nông nghiệp nói chung. Điều này đã được minh chứng qua nấc thang phát triển ngành nông nghiệp cùa tỉnh.

 


Người dân tiểu khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) giới thiệu vườn cam được trồng, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP.

Hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp được nâng cao

Đó là nhận định của đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT thông qua việc phối hợp nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào bảo tồn và phục tráng các loại cây, con đặc thù của từng địa phương, nhằm góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Trong năm 2019, Sở NN&PTNT và Sở KH&CN đã phối hợp thực hiện một số dự án, đề tài như: "Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình phát triển trang trại bền vững trên đất dốc tại huyện Kỳ Sơn”; "Ứng dụng tiến bộ KHCN phát triển nghề nuôi ong lấy mật theo hướng sản xuất hàng hóa tại tỉnh Hòa Bình”; "Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình nuôi bò thịt theo quy mô công nghiệp tại tỉnh Hòa Bình”; "Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp sinh học phòng trừ một số loại sâu bệnh hại vùng rễ trên cam, quýt tại tỉnh Hòa Bình”; "Nghiên cứu xây dựng mô hình và hệ thống dự báo thời tiết của tiểu vùng và cảnh báo nguy cơ lũ quét, cháy rừng và sâu bệnh nông nghiệp cấp huyện vùng núi phía Bắc”.

Sở KH&CN đã tổ chức tập huấn về hoạt động sở hữu trí tuệ cho các đối tượng tham gia chương trình OCOP, chương trình phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh cho các sở, ngành, UBND cấp huyện. Lựa chọn, xác định các sản phẩm nông nghiệp có thế mạnh làm tài sản trí tuệ tiềm năng để xây dựng kế hoạch đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, phát triển thương hiệu sản phẩm theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP). Trong năm qua đã tư vấn, hỗ trợ cho 30 chủ thể đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và đã được công bố như: bưởi Yên Thủy, gạo Đà Bắc, cam, bưởi Mường Động của huyện Kim Bôi. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đến nay, nhiều sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có hàm lượng KHCN khá cao.

Góp phần gia tăng giá trị cho sản phẩm nông nghiệp

Điều không thể phủ nhận là KHCN đã và đang có những đóng góp hiệu quả trong phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm tăng năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa nông sản của tỉnh đối với thị trường trong nước.

Tích cực thực hiện Chương trình OCOP, đến nay, toàn tỉnh đã có 27 sản phẩm nông nghiệp được công nhận đạt chuẩn OCOP và gắn sao. Từ khi được gắn sao bảo chứng sản phẩm nông sản của tỉnh, sản phẩm nông sản của các HTX được tiêu thụ mạnh hơn. Nông dân vì thế cũng phấn khởi, không còn lo chuyện được mùa mất giá. Trên cơ sở những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp đưa ra chỉ tiêu phấn đấu: đến năm 2020 chuẩn hóa ít nhất 25% sản phẩm nông nghiệp hiện có của các địa phương trong tỉnh (ứng với khoảng 50 sản phẩm) để nâng cao giá trị.

Nhờ đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất, hiện toàn tỉnh đã có 2.000 ha cây trồng tập trung ở nhóm rau, cây ăn quả có múi được chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP), VietGAP, hữu cơ. Khi đã được chứng nhận ATTP, VietGAP, hữu cơ, thị trường tiêu thụ được mở rộng ra nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện, rau, cam, bưởi VietGAP của Hòa Bình đã có mặt tại một số chợ đầu mối và siêu thị lớn của Hà Nội. Theo đó, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha canh tác đất trồng trọt tăng lên rõ rệt, đạt 135 triệu đồng/ha; giá trị tăng thu nhập từ chăn nuôi đạt trung bình 5,5%; giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng thêm 102 triệu đồng, đạt 175 triệu đồng/ha. Năm 2019, giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp đạt hơn 11 nghìn tỷ đồng. Trên đà nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào sản xuất, ngành NN&PTNT tỉnh đã mạnh dạn đề ra chỉ tiêu phấn đấu giá trị sản xuất toàn ngành đạt 11,7 nghìn tỷ đồng trong năm nay, vượt 6% so với cùng kỳ, đưa vị thế ngành nông nghiệp của tỉnh lên tầm cao mới.                                                          


 Thúy Hằng   

Các tin khác


Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục