(HBĐT) - Địa hình tự nhiên chủ yếu là đồi núi cao, dốc đứng quanh co, nền đất yếu… Đó là những nguy cơ tiềm ẩn gây sạt trượt, lở đất ở xã vùng cao Ngổ Luông (Tân Lạc). Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối tính mạng của người dân, giảm thiểu tối đa thiệt hại tài sản, hoa màu.


Thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã Ngổ Luông (Tân Lạc) kiểm tra, rà soát các khu vực xung yếu tiềm ẩn nguy cơ sạt lở tại xóm Bo Trẳm. 

Con đường chúng tôi đi khảo sát thực tế tại xóm Bo Trẳm lầy lội bùn đất, một bên là đồi núi, một bên là hủm sâu. Theo quan sát, mặc dù chưa xảy ra mưa lớn kéo dài nhưng nhiều khu vực nền đất yếu đã bị sụt lún. Các vết rạn, nứt bắt đầu xuất hiện cắt ngang những quả đồi. Ông Bùi Văn Thường, cán bộ xóm Bo Trẳm trăn trở: "Vừa qua, xóm đã triển khai tổ chức rà soát, kiểm tra các khu vực xung yếu tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao. Theo đó, toàn xóm hiện có 20/63 hộ dân sinh sống tại vùng thường xuyên xảy ra sạt trượt đất, đá. Trước tình hình thời tiết diễn biến bất thường, bà con Nhân dân cảm thấy rất lo lắng và bất an khi mưa lớn kéo dài. Hiện tại, nhiều hộ dân mong muốn được di chuyển đến nơi ở mới, tuy nhiên, trong xóm không còn khu vực đất trống bằng phẳng để dựng nhà ở”.

Tình trạng mưa lớn kéo dài tiềm ẩn nguy cơ xảy ra thiên tai, sạt lở đất, đá vào mùa đã và đang là nỗi lo thường trực của 4/4 xóm trên địa bàn. Trong đó, khoảng 160 hộ dân thuộc 2 xóm Bo và Bo Trẳm nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao. Nguyên nhân chính do địa hình tự nhiên của xã chủ yếu là đồi núi, diện tích đất ở hạn hẹp nên người dân phải dựng nhà ở khu vực ven đồi hoặc chân núi. Nếu xảy ra mưa lớn, nước lũ từ trên đồi cao cuốn theo đất, đá xuống chân đồi, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa đến tính mạng người dân, đồng thời phá hủy, gây thiệt hại tài sản, hoa màu.

Bên cạnh đó, tuyến đường liên xã Ngổ Luông - Ngọc Sơn dài 18 km, đã cứng hóa được 4,3 km, còn lại là đường đất. Thống kê, rà soát có khoảng 20 điểm trên tuyến đường tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao vào mùa mưa. Theo đó, mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày, khu vực đất đồi ở ta luy dương tích trữ nước tiềm ẩn nguy cơ đổ sập xuống đường gây ách tắc giao thông. Đợt mưa lũ lịch sử vào tháng 10/2017 đã làm nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn không thể lưu thông trong gần 1 tháng, mọi hoạt động đi lại, trao đổi, vận chuyển hàng hóa của người dân đều bị ngưng trệ.

Xác định những khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống thiên tai, ngay từ đầu năm, xã đã kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã. Tổ chức họp bàn, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, thành viên. Các tổ công tác chủ động kiểm tra, rà soát tại khu vực xung yếu, nắm bắt tình hình báo cáo cấp trên để có phương án xử lý kịp thời. Xác định công tác tuyên truyền là nhiệm vụ quan trọng, Ban chỉ huy PCTT&TKCN đã thực hiện lồng ghép vào các buổi họp thôn, xóm, tuyên truyền bằng loa phát thanh để Nhân dân chủ động tu sửa, gia cố nhà cửa. Thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến thời tiết. Khi xảy ra thiên tai thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ”. Các lực lượng nhanh chóng hỗ trợ di dời người và tài sản đến nơi an toàn đã được bố trí sẵn. Phân công cán bộ trực 24/24 giờ để xử lý các vụ việc đột xuất, bất ngờ. Nhanh chóng huy động các lực lượng, phương tiện máy móc sẵn sàng nhận nhiệm vụ để đảm bảo lưu thông các tuyến đường.  

Đồng chí Bùi Văn Phong, Chủ tịch UBND xã Ngổ Luông cho biết: "Qua khảo sát, nắm tình hình tại cơ sở, xã đã xác định được những khu vực tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao tại các xóm. Xã mong muốn Nhà nước hỗ trợ kinh phí để cải tạo, xây dựng các khu vực đất ở bằng phẳng. Ngoài ra, cấp ủy, chính quyền xã chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT&TKCN chủ động thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp đảm bảo an toàn tính mạng, giảm thiểu thiệt hại tối đa về tài sản của Nhân dân. Qua đó nhằm ổn định cuộc sống, thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.


 Đức Anh 

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục