(HBĐT) - Bình Hẻm là xã khó khăn của huyện Lạc Sơn, bắt tay vào công cuộc xây dựng NTM với xuất phát điểm KT-XH thấp. Cấp ủy, chính quyền xã đã triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng NTM; phân công, gắn trách nhiệm cho từng thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã trực tiếp phụ trách từng xóm; đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, huy động sức dân trong đóng góp ngày công lao động, hiến đất để xây dựng các công trình phục vụ dân sinh như đường giao thông, trường học, nhà văn hóa xóm…


Công trình trường mầm non trung tâm xã Bình Hẻm (Lạc Sơn) có tổng vốn đầu tư khoảng 8 tỷ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng.

Với sự cố gắng, nỗ lực của chính quyền và người dân, cùng phương châm "việc dễ làm trước, việc khó làm sau”, đến nay, xã Bình Hẻm cơ bản hoàn thành 11/19 tiêu chí NTM, 8 tiêu chí chưa hoàn thành, gồm: giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, thu nhập, hộ nghèo, tổ chức sản xuất, văn hóa và môi trường. Năm 2020, xã có kế hoạch hoàn thành tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất.

Các tiêu chí chưa đạt đều cần đầu tư nhiều nguồn lực. Đơn cử, tiêu chí về giao thông, phần lớn địa hình là vùng đồi núi, dân cư sinh sống phân tán, không tập trung, đời sống bà con còn nhiều khó khăn, việc huy động Nhân dân đóng góp hạn chế.  Tiêu chí số 5 về trường học, trên địa bàn xã có 3 nhà trường. Cơ sở vật chất trường, lớp học chưa đạt chuẩn, trang thiết bị thiếu, các trường chưa có phòng học đa năng, chưa có công trình phù trợ. Xã chưa có nhà văn hóa xã, chưa có xóm được công nhận đạt tiêu chuẩn làng văn hóa...

Trong số các tiêu chí chưa đạt, tiêu chí thu nhập được đánh giá là tiêu chí quan trọng, có vai trò thúc đẩy KT - XH địa phương. Là xã thuần nông nên Bình Hẻm xác định phát triển nông, lâm nghiệp vẫn là then chốt trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, từ đó tạo động lực xây dựng NTM. Những năm qua, từ nguồn vốn Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2, Chương trình 135, xã đã được hỗ trợ vốn phát triển sản xuất, ưu tiên hộ nghèo, hộ cận nghèo được đầu tư hỗ trợ giống cây, con có hiệu quả kinh tế cao, hỗ trợ đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và thành lập các mô hình kinh tế.

Trên cơ sở đó, xã tích cực tuyên truyền, vận động người dân chú trọng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật; vận động Nhân dân tập trung thâm canh, mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp… Năm 2019, thu nhập bình quân của xã đạt 23 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo trên 20%. Để tăng mức thu nhập, giúp người dân giảm nghèo bền vững, xã đã xây dựng kế hoạch cụ thể để phấn đấu thực hiện. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khó khăn chính trong thực hiện tiêu chí thu nhập là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi của xã còn manh mún, nhỏ lẻ; sản phẩm chưa có đầu ra ổn định.

Đồng chí Bùi Văn Thân, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Nút thắt” lớn nhất đối với xã là thực hiện các tiêu chí về thu nhập và hộ nghèo, nguyên nhân xuất phát từ điều kiện tự nhiên không thuận lợi. Vì thế, những tiêu chí đường giao thông nông thôn, thu nhập bình quân của người dân, giảm hộ nghèo… là những khó khăn, thách thức. Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc đối với những tiêu chí khó đạt, thời gian tới, xã tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

Cùng với tận dụng linh hoạt các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, ngành của tỉnh, huyện đầu tư thông qua các chương trình, dự án để hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, xã tiếp tục phát huy nguồn nội lực, sức mạnh đại đoàn kết trong Nhân dân để thực hiện các tiêu chí NTM theo kế hoạch đề ra. Tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân hạn chế vứt rác thải bừa bãi, khuyến khích mỗi hộ gia đình xây dựng một hố xử lý rác thải; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp để từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, tạo sự chuyển biến, nâng cao ý thức của người dân trong việc vệ sinh môi trường sống, thay đổi diện mạo vùng nông thôn.


Đinh Thắng

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục