Các chuyên gia cho rằng chỉ bằng việc bãi bỏ quyền sáng chế vaccine thì không thể nào tăng lượng vaccine sản xuất trên toàn cầu trong thời gian ngắn hạn vì các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp vẫn thiếu năng lực sản xuất, công nghệ, kỹ năng và nguyên liệu.

 


Vaccine của hãng BioNTech/Pfizer được sản xuất trong một nhà máy ở Marburg, Đức. Ảnh: Reuters

Theo trang mạng Verywellhealth, các quốc gia đang tìm cách sản xuất vaccine ngừa COVID-19 phải đối mặt với nhiều trở ngại về hậu cần ngay cả khi các quy định về bằng sáng chế vaccine được miễn trừ.

William Moss, MD, Giám đốc điều hành Trung tâm Tiếp cận Vaccine Quốc tế tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, cho hay: "Việc bãi bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine COVID-19 có thể chỉ tác động rất nhỏ đến nguồn cung vaccine toàn cầu. Bản thân việc bãi bỏ quyền sáng chế vaccine không có khả năng dẫn đến tăng lượng sản xuất vaccine ở các nước kém phát triển hơn vì cần phải có nhiều điều kiện hơn nữa để tăng nguồn cung vaccine toàn cầu”.

Thiếu năng lực sản xuất

Đối với một số quốc gia có trang thiết bị cần thiết để sản xuất vaccine với công nghệ mRNA một cách hiệu quả và an toàn, việc bãi bỏ quyền sáng chế có thể mang lại lợi ích rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều quốc gia khác thiếu năng lực này.

"Phần lớn các quốc gia trên thế giới thiếu khả năng sản xuất và phân phối vaccine COVID-19, đặc biệt là ở quy mô cần thiết để kiểm soát đại dịch này. Họ cần kinh phí, cơ sở sản xuất, nguyên liệu thô và đội ngũ nhân viên với chuyên môn cao về công nghệ”, Richard Marlink, Giám đốc Viện Y tế Toàn cầu Rutgers, lý giải. 

Đã có những vấn đề xảy ra trong quá trình sản xuất vaccine không đạt tiêu chuẩn. Hồi tháng 4, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ đã kiểm tra nhà máy sản xuất BioSolutions ở Baltimore và ra quyết định đình chỉ cơ sở sản xuất này vì mắc nhiều sai phạm, bao gồm điều kiện đảm bảo vệ sinh không đạt yêu cầu, phương án xử lý chất thải không hợp lý… Tại nhà máy này, khoảng 15 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson đã buộc phải hủy bỏ vì bị hỏng, trong khi trên 100 triệu liều khác trong kho đang được các nhà quản lý kiểm tra nguy cơ bị nhiễm bẩn.

"Vaccine là một sản phẩm sinh học phức tạp, phức tạp hơn nhiều so với thuốc thông thường và cần được sản xuất trong các cơ sở có tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng cao nhất. Các sự cố liên quan đến một lô vaccine được sản xuất kém hoặc không đảm bảo chất lượng sẽ có tác động nghiêm trọng đến niềm tin vaccine”, ông Moss nói.

Thiếu công nghệ, kỹ năng và nguyên liệu thô

Trong một tuyên bố hồi tháng 10 năm ngoái, hãn dược phẩm Moderna thông báo họ họ sẽ không áp dụng quy định về bằng sáng chế liên quan đến vaccine COVID-19 của họ trong đại dịch này. Điều này có nghĩa là các cơ sở hoặc hãng dược khác có thể sản xuất vaccine của Moderna. Tuy nhiên, việc chuyển giao kỹ năng và công nghệ không hề đơn giản.

Ví dụ, người phát ngôn của hãng dược phẩm Pfizer cho hay vaccine của hãng này yêu cầu 280 thành phần khác nhau có nguồn gốc từ 86 nhà cung cấp trên khắp thế giới. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất vaccine đòi hỏi thiết bị chuyên dụng cao và công nghệ chuyển giao phức tạp.

"Việc chuyển giao công nghệ là yếu tố quan trọng trong việc mở rộng sản xuất vaccine sử dụng công nghệ mRNA hoặc adenovirus-vecto. Ngoài ra, chuỗi cung ứng cho thuốc thử, vật tư và thiết bị cũng đóng vai trò cần thiết", chuyên gia Moss nhận định.

Các nhà sản xuất sẽ cần phải có thiết bị thích hợp để kiểm tra chất lượng và đảm bảo tính nhất quán trong quá trình sản xuất của họ. Hiện tại, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã vạch kế hoạch tạo điều kiện thành lập các trung tâm công nghệ để chuyển giao "một gói công nghệ toàn diện và cung cấp đào tạo phù hợp" cho các nhà sản xuất từ các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Hiện quá trình thảo luận về đề xuất miễn áp dụng bản quyền sáng chế đối với vaccine ngừa COVID-19 vẫn đang được diễn ra với nhiều ý kiến trái chiều. Trong khi Liên minh châu Âu (EU) cùng với một số quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Australia, Brazil, Anh, Nhật Bản, Na Uy, Singapore, Hàn Quốc, Thụy Điển và Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục bày tỏ hoài nghi về việc khởi động các cuộc đàm phán và đề nghị có thêm thời gian để phân tích đề xuất thì các nước Pakistan, Argentina, Bangladesh, Ai Cập, Indonesia và Kenya nằm trong số những nước ủng hộ khởi động đàm phán.

Các bên tiếp tục bất đồng về các khía cạnh như liệu việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19 có giúp thực hiện mục tiêu đánh bại đại dịch, thời gian cũng như thời hạn áp dụng đề xuất này.

Trong những tháng qua, nhiều nước đề xuất tạm thời miễn áp dụng những nghĩa vụ phát sinh theo TRIPS đối với vaccine ngừa COVID-19 để bất kỳ quốc gia nào cũng có thể sản xuất vaccine mà không cần lo lắng về bằng sáng chế. Những ý kiến ủng hộ đề xuất này cho rằng điều này giúp tăng sản lượng vaccine tại các nước đang phát triển, nơi cho đến nay nhận được quá ít vaccine.

Tuy nhiên, các hãng dược phẩm lớn cũng như các nước mà các hãng này đặt trụ sở đến nay vẫn phản đối gay gắt đề xuất, khẳng định rằng bản quyền đối với vaccine không phải là rào cản chính ảnh hưởng đến sản lượng và cảnh báo động thái này có thể cản trở sáng tạo.

Đến nay, đề xuất mới đã được 63/164 thành viên WTO ủng hộ. Để được WTO thông qua, các thỏa thuận cần phải được sự ủng hộ của tất cả 164 thành viên. 

                                                                     Theo báo Tin tức


Các tin khác


Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục