(HBĐT) - Hồ Hòa Bình đang trải qua những ngày nắng nóng đỉnh điểm, mực nước hồ tụt sâu, hàng loạt hộ dân nuôi cá xót xa vì cá chết trắng lòng hồ thủy điện.


Nông dân xã Tiền Phong (Đà Bắc) vớt cá chết trên bè nuôi.

Những ngày đầu tháng 7, người dân nuôi cá lòng hồ nháo nhác vì cá lồng nuôi chết hàng loạt. Anh Lê Đình Hợi, hộ nuôi cá nhiều năm ở xóm Túp, xã Tiền Phong (Đà Bắc) cố gắng sục nước để cứu cá trong lồng. Mồ hôi nhễ nhại, anh Hợi than thở: Năm nay, cá chết nhiều quá. Cả xóm có 77 hộ dân, tất cả đều nuôi cá lồng, nhà nào ít cũng có 4 lồng, một số nhà có tới mười mấy lồng cá, tính ra phải đến 20% cá chết. Hiện, người dân dùng máy bơm để sục tạo oxy cứu cá. Nhìn nước đỏ từ Sơn La đổ về Tuổng, Nánh, tới Tiền Phong, nhìn cá ngáp mà xót hết cả ruột.

Xóm Túp từng bị trượt sạt, vùi lấp do ảnh hưởng của thiên tai mưa lũ, cuộc sống người dân chủ yếu trông vào nương trồng ngô, đi rừng và đánh bắt tôm, cá, nuôi cá lồng bè, vừa ổn định cuộc sống được chút ít lại vướng vào dịch Covid-19, cá đã không bán được nay lại chết, cuộc sống người dân rất khó khăn. Nhà anh Lợi có 18 lồng cá, một nửa nuôi cá giống, một nửa nuôi cá thịt vì nhận thấy nước rút nên không dám ươm cá giống, mặt khác, đầu tư máy sục oxy nên mới thiệt hại cỡ 1 tạ, nhưng nhiều gia đình tổn thất rất lớn. 5 năm nay mới xảy ra một lần nước cạn và cá chết nhiều như vậy. Mọi năm nước rút xong, nước lại lên. Năm nay, nước xuống thấp, các eo, lạch nước cạn, lồng cá dồn về không đủ lượng oxy nên cá chết nhiều. Xóm Túp cá chết không nhiều bằng xóm Điêng Lựng vì ở đó, nước đục từ Sơn La đổ về nhiều hơn.

Người dân xã Tiền Phong đang đau đớn nhìn thiên tai lấy đi của mình nguồn sống từ nuôi cá lồng bè vốn đã rất khó khăn. Đầu tư vào lồng nuôi cá ban đầu, tiền giống không tính, nhưng công sức bỏ ra là rất nhiều. Dịch bệnh làm các loại cá đều giảm, như cá lăng bình thường bán đổ cho tư thương từ 65 - 70 nghìn đồng/kg, nay giảm một nửa là 30 nghìn đồng/kg còn khó bán, thậm chí thấy cá chết nhiều họ còn không lấy.

Chủ tịch UBND xã Tiền Phong Xa Văn Thức cho biết: Năm nay nước mới về thôi, từ tối ngày mùng 5 đến sáng 6/7, cá bắt đầu chết. Xã có 7 xóm ven hồ với 700 lồng cá. Cá trắm đen gần chục kg, cá chiên, lăng 1 - 3 kg cũng chết. Người dân trông vào mỗi nuôi cá, lên đồi trông vào mỗi gốc ngô thì không đủ ăn, đánh rọ tôm, nuôi cá là chính. Bán cũng khó, khách du lịch cũng không có, bà con giúp nhau mua cá cũng không được nhiều, thôi thì vớt vát được chút nào hay chút đấy. Xã đang thống kê rà soát thiệt hại để báo cáo lên huyện, mong được sự hỗ trợ kịp thời cho bà con bớt khó khăn.

Trước tình trạng cá nuôi lồng chết nhiều, UBND huyện Đà Bắc đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng kiểm tra, rà soát. Trưởng phòng NN&PTNT huyện Bùi Khắc Vinh đang đi các xã trọng điểm cá chết nhiều như: Mường Chiềng, Nánh Nghê, Đồng Chum… Những con cá còn sống được người dân bán rẻ, cá chết làm thức ăn cho gia súc, hoặc phơi khô để chế biến. Thông tin ban đầu cho biết: Toàn huyện Đà Bắc có khoảng 1.909 lồng cá, tập trung nhiều ở các xã: Tiền Phong, Mường Chiềng, Nánh Nghê, Vầy Nưa, Hiền Lương... Tính đến 16h ngày 5/7, toàn huyện đã có khoảng 16 tấn cá nuôi bị chết. Huyện đang chỉ đạo tiếp tục thống kê số liệu, tình hình thiệt hại để báo cáo. Nguyên nhân ban đầu được xác định là nắng nóng kéo dài, mực nước xuống thấp, nước đục đổ về, thiếu oxy nên cá chết.

Nước hồ thủy điện Hòa Bình cạn dần, ghi nhận ngày 5/5, mực nước hồ thủy điện chỉ còn 84,1 m, cách "mực nước chết” 4,1 m. Hiện, lưu lượng nước về vẫn thấp hơn lượng nước sử dụng cho các tổ máy hoạt động nên mực nước hồ tiếp tục giảm từng ngày… Các xã ven hồ Hòa Bình mực nước đang xuống thấp, trong khi đó nước đục từ Sơn La đổ về hồ Hòa Bình, nước đỏ đến đâu cá trong lồng nuôi nổi đến đấy rồi chết ngạt.

 L.C

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục