(HBĐT) - Ngày 23/7, UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 1290/UBND-NNTN về việc chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) gây mưa lớn trên diện rộng.


Theo tin dự báo từ Đài Khí tượng thuỷ văn Hoà Bình, hồi 13 giờ ngày 23/7, vị trí tâm ATNĐ ở khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 40km tính từ tâm ATNĐ. Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, ATNĐ đổi hướng di chuyển theo hướng Đông Đông Nam, sau theo hướng Đông, mỗi giờ đi được 10-15 km và suy yếu thành một vùng áp thấp. Tính đến thời điểm 15h00’ ngày 23/7/2021, lượng mưa đo được tại các trạm đo mưa tự động trên địa bàn tỉnh: Huyện Cao Phong lượng mưa tại xã Tân Phong 116mm, xã Xuân Phong 107,4mm; xã An Bình, huyện Lạc Thuỷ lượng mưa 102,2mm. Theo dự báo từ nay đến ngày 24/7, tỉnh Hòa Bình có mưa vừa, mưa to có nơi mưa rất to và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Lượng mưa phổ biến 70-120mm, có nơi trên 120mm. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa lớn: Cấp 1.
      
Để chủ động ứng phó với diễn biến của ATNĐ gây mưa lũ lớn trên diện rộng, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; Đài PT-TH tỉnh; Báo Hoà Bình; Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNN tỉnh Hòa Bình; Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình; Công ty Thuỷ điện Hoà Bình; Công ty Điện lực Hoà Bình; Công ty Cổ phần Quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa số 9 khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung sau:

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 01/CT-UBND, ngày 12/1/2021 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN); bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hoà Bình năm 2021.

- Theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, thời tiết của các cơ quan chuyên môn, Đài PT-TH tỉnh, chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; căn cứ diễn biến tình hình thời tiết tại địa phương, kịp thời hướng dẫn, thông tin đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động các biện pháp phòng, tránh phù hợp trong những ngày tới.

- Khẩn trương kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt khi mưa lớn, khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống nguy hiểm; xử lý vật cản gây tắc nghẽn dòng chảy để giảm nguy cơ xảy ra ngập úng cục bộ, lũ ống, lũ quét khi mưa lớn, nhất là trên các suối, khe cạn, các ao hồ trữ nước của các hộ dân.

- Tổ chức kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hồ đập thủy lợi, thuỷ điện và vùng hạ du công trình đặc biệt các hồ chứa xung yếu đã được xác định, công trình đang thi công, sửa chữa; bố trí lực lượng, vật tư, máy móc, thiết bị thường trực sẵn sàng điều tiết vận hành, ứng phó, xử lý khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

- Chủ động triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; cắt cử lực lượng hướng dẫn giao thông, lắp đặt rào chắn tại các ngầm tràn, khu vực trọng điểm; tuyên truyền, triển khai các biện pháp không để người dân vớt củi trên sông, suối khi mưa lũ; chủ động bố trí lực lượng, đặc biệt lực lượng xung kích cấp xã, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

- Đối với các điểm sơ tán, di dân tập trung phải đảm bảo an toàn 2 mục tiêu phòng, chống thiên tai và dịch Covid-19 cho người dân, các lực lượng tham gia phòng, chống thiên tai tại khu vực ảnh hưởng của bão, mưa, lũ, sạt lở đất, lũ quét.

- Đài PT-TH tỉnh; Báo Hòa Bình và các cơ quan truyền thông địa phương đưa tin kịp thời diễn biến của thời tiết, thiên tai, hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó mưa lũ, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, bằng tiếng phổ thông và tiếng bản địa, bảo đảm thông tin đến được người dân tại các thôn, bản, để người dân biết, chủ động phòng, tránh (tối thiểu 3h/lần về diễn biến ATNĐ và công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả).

- Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng rà soát phương án, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả mưa lũ khi có tình huống xảy ra. 
- Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh được phân công phụ trách các địa bàn huyện, thành phố về công tác phòng chống thiên tai thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, các địa phương trong công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai. 

- Các sở, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lớn, áp thấp nhiệt đới theo phương châm "4 tại chỗ”. Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thực hiện phương án ứng phó và khắc phục thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

- Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24, báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh qua Văn phòng thường trực (SĐT: 02183.852.309 hoặc 02183.897.650; email: thuyloihb@gmail com), trước 15h00 hàng ngày và ngay khi có tình huống đột xuất để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai.

P.V (TH)

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục