(HBĐT) - Trong những năm qua, công tác cấp nước nông thôn được các cấp, ngành tỉnh quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng các công trình cấp nước tập trung quy mô xã, liên xã, cấp nước tự chảy, hỗ trợ ứng dụng lắp đặt thiết bị xử lý nước quy mô hộ gia đình…; đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân và cộng đồng về vai trò, tầm quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe, phát triển KT-XH. Qua đó, nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch; khai thác, phát huy hiệu quả công trình. Đến hết năm 2020, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là 95,2%, vượt 0,2% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra.




Hộ dân xã Thạch Yên (Cao Phong) đầu tư xây dựng bể chứa, đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cho sinh hoạt.

Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được đầu tư từ nhiều nguồn vốn như Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Dự án giảm nghèo, Chương trình 135, Dự án ổn định dân cư và phát triển KT-XH vùng chuyển dân lòng hồ Hòa Bình, Childfund, Chương trình WB, Dự án ADB, ngân hàng chính sách, từ đó xây dựng các công trình nước sạch tập trung và bể chứa nước sạch, giếng đào, giếng khoan cho các hộ dân trên toàn tỉnh.
Toàn tỉnh hiện có 297 công trình cấp nước tập trung, trong đó, hoạt động bền vững 60 công trình, chiếm 20,2%; tương đối bền vững 87 công trình, chiếm 29,3%; kém bền vững 84 công trình, chiếm 28,3%; không hoạt động 66 công trình, chiếm 22,2%. Tổng số công trình cấp nước hộ gia đình hiện có 145.521 công trình, gồm: Giếng khoan 5.119 cái, giếng đào 100.737 cái, lu, bể chứa 39.665 cái. Tổng số người dân sử dụng nước từ các công trình cấp nước kém bền vững 8.435 người. Tổng số người dân bị ảnh hưởng từ các công trình cấp nước không hoạt động 79.804 người. Tỷ lệ người/hộ nông thôn sử dụng nước sạch đáp ứng QCVN:2009/BYT đạt 50,1%. Tỷ lệ người/hộ nông thôn sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung đạt 16,1%. Tỷ lệ người/hộ nông thôn sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước quy mô hộ gia đình đạt 34%. Tỷ lệ hộ nghèo sử dụng nước sạch đạt 40,5%. Tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng nước sạch đạt 40,5%.

Năm 2019, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch đạt 48,3%, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 93,2%, năm 2020 tỷ lệ lần lượt đạt được là 50,1 và 95,2%. Theo đó, trung bình 1 năm, tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sạch tăng 1,8%; sử dụng nước hợp vệ sinh tăng 2%. Mục tiêu đến năm 2025 duy trì 95% người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó, phấn đấu 60% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch nông thôn (từ năm 2021 - 2025 tăng 9%).

Tuy vậy, công tác cấp nước cho vùng nông thôn vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Tỷ lệ người dân khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch còn thấp. Số lượng công trình cấp nước tập trung chưa nhiều, thiếu đồng bộ, nhiều công trình đang áp dụng hình thức xử lý nước lạc hậu dẫn đến kết quả nước sau xử lý không đạt được các chỉ tiêu của QCVN 02:2009/BYT.

Hiện, trên địa bàn tỉnh có 2 mô hình quản lý là Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và cộng đồng quản lý các công trình cấp nước tập trung. Trong đó, Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn quản lý 6 công trình, các công trình do trung tâm quản lý phát huy hiệu quả, nhưng với các công trình do cộng đồng quản lý (291 công trình) đa số chưa thành lập được tổ quản lý vận hành, chưa xây dựng quy chế quản lý và chưa có phương án thu tiền sử dụng nước, thiếu trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, vận hành, do vậy, các công trình không thường xuyên được bảo dưỡng định kỳ, không có cơ chế kiểm tra, giám sát nên công trình nhanh bị xuống cấp, hư hỏng, chất lượng nước không đảm bảo. Một số nơi chính quyền chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc huy động nguồn lực của địa phương; việc huy động nguồn lực của người dân tham gia xây dựng công trình cấp nước còn thấp. Nhận thức của cộng đồng về công tác cấp nước sinh hoạt nông thôn còn hạn chế, nhất là những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Do nguồn lực có hạn nên việc bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch tập trung còn hạn chế so với nhu cầu đầu tư…

Để thực hiện mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2025: 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó phấn đấu 60% người dân nông thôn được sử dụng nước sạch nông thôn, tỉnh chú trọng thực hiện các giải pháp như: Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ nguồn nước, hệ thống công trình cấp nước cũng như việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn theo hướng đồng bộ, hiện đại, áp dụng công nghệ mới, quản lý vận hành thông minh, đảm bảo bền vững; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về tình hình quản lý các công trình cấp nước tập trung nông thôn tại các địa phương; đôn đốc công tác sửa chữa, nâng cấp, nâng cao hiệu quả hoạt động của công trình; ưu tiên nguồn lực thực hiện nhiệm vụ nước sạch nông thôn từ các chương trình, dự án về nước sạch nông thôn, sử dụng lồng ghép có hiệu quả nguồn lực của các doanh nghiệp và nguồn tự có trong Nhân dân…

V.H

Các tin khác


Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục