(HBĐT) - Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra, huyện Lương Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM năm 2019, về đích trước 1 năm. Trở thành huyện đầu tiên của tỉnh cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc đạt được kết quả quan trọng này. Đây là thành quả của sự đoàn kết, thống nhất trong cả hệ thống chính trị. Là sự linh hoạt, sáng tạo đề ra các nhiệm vụ, giải pháp của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, cùng với sự đồng tình của doanh nghiệp, người dân. Do vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện đã khai thác và huy động tối đa tiềm năng, lợi thế của huyện.


Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng trao bằng công nhận huyện Lương Sơn đạt chuẩn nông thôn mới cho các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020, ngày 24/7/2020.Ảnh: TL

Hôm nay, về vùng nông thôn huyện Lương Sơn cảm nhận được sức sống căng tràn trong từng thôn xóm với hạ tầng KT-XH được đầu tư khá đồng bộ. Giao thông nông thôn thuận tiện, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân, tạo động lực phát triển. Cảnh quan môi trường nông thôn xanh - sạch - đẹp. Để duy trì, nâng cao chất lượng 10 xã đạt chuẩn NTM và tiêu chí huyện NTM, thời gian qua, công tác tuyên truyền được các cấp, các ngành trong huyện thực hiện có hiệu quả. Đồng thời, việc huy động nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở các xã được quan tâm. Vai trò của người dân tiếp tục được khơi dậy, phát huy. Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nguyễn Thị Minh chia sẻ: Chương trình XDNTM xác định vai trò chủ thể của người dân là hết sức quan trọng, quyết định sự thành bại. Do vậy, trong quá trình thực hiện, chương trình đã được Nhân dân đồng tình hưởng ứng, tích cực góp công, góp sức, hiến đất, nỗ lực phát triển kinh tế nâng cao thu nhập, tham gia cải tạo cảnh quan môi trường, cải thiện điều kiện sống. 

Dấu ấn trong XDNTM của huyện ngoài thay đổi diện mạo làng quê, phải nói tới phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Các mô hình sản xuất theo nhóm sản phẩm hàng hoá nông nghiệp có giá trị gia tăng cao đã, đang được nhân rộng, như: Sản xuất rau hữu cơ, rau an toàn theo chuỗi liên kết; mô hình cây ăn quả gắn với cải tạo vườn tạp; cải tạo và phát triển chăn nuôi... Điển hình là sản xuất rau hữu cơ với diện tích gần 30 ha, năng suất trung bình đạt 200 - 250 tạ/ha/năm trên diện tích đã được cấp chứng nhận, giá trị kinh tế ước đạt trên 350 triệu đồng/ha/năm. Giai đoạn 2016 - 2020, từ nguồn hỗ trợ phát triển sản xuất và lồng ghép các dự án, vốn tín dụng, Nhân dân đóng góp, huyện đã hỗ trợ xây dựng, phát triển được 221 mô hình nông nghiệp. 

Với lợi thế sản phẩm nông nghiệp phong phú, đa dạng, chất lượng tốt, việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi. Giai đoạn 2018 - 2020, huyện có 9 chủ thể với 10 sản phẩm tham gia xây dựng chuẩn hóa, trong đó, 8/10 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh, điển hình như: Chuối Viba, mật ong Lâm Sơn, thịt dê núi Lương Sơn, trứng vịt Hùng Tiến...

Theo kế hoạch, năm nay, huyện phấn đấu 3 xã đạt NTM nâng cao, 2 xã NTM kiểu mẫu. Để đạt được mục tiêu, UBND huyện đã giao các phòng, ban, UBND các xã rà soát các tiêu chí, chỉ tiêu phấn đấu để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động các nguồn lực, nhất là về vốn đầu tư, nguồn lực từ Nhân dân để hoàn thiện các tiêu chí, phấn đấu đến hết năm đề nghị công nhận các xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.


Thu Hiền

Các tin khác


Không khí lạnh tăng cường ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.

Nhiều khu vực có mưa và dông, miền Bắc và miền Trung tiếp tục trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm 3 và ngày 4/12, nhiều khu vực có mưa và dông; đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, gió giật mạnh tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, có nơi dưới 14 độ C.

Huyện Kim Bôi ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp

Những năm qua, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bôi đã mang lại thay đổi tích cực. Từ phương thức sản xuất truyền thống, người dân đã chuyển đổi sang sản xuất theo hướng tập trung, quy mô lớn, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích canh tác, tăng thu nhập cho người dân.

Phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2021 - 2030 khẳng định khoa học - công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo là một trong các khâu đột phá chiến lược quan trọng. Theo đó, phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò đột phá chiến lược trong giai đoạn mới; là động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng, tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả; chủ động, tích cực tiếp cận và khai thác triệt để cơ hội, thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Chủ động sớm phòng ngừa, cảnh báo sạt lở đất, lũ quét

UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 2107/UBND-KTN về việc triển khai thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.

Xã Mường Chiềng nỗ lực xử lý rác thải nhựa

Nhận thức rác thải nhựa là loại rác nguy hại, không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân mà còn gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực đến môi trường sống. Thời gian qua, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) đã nỗ lực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về hạn chế sử dụng và xử lý rác thải nhựa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục