Huyện Yên Thủy tăng cường các biện pháp ứng phó với thiên tai
Thứ sáu, 1/7/2022 | 9:19:38 Sáng
(HBĐT) - Tháng 10/2021, do ảnh hưởng của mưa lớn kèm dông lốc, lũ quét gây ra sạt lở đất tại một số địa bàn của huyện Yên Thủy. Mưa lớn, gió giật mạnh gây ngập úng, đổ gãy trên 180 ha lúa, rau màu, lạc; sạt lở 2 nhà dân và 9 km đường nông thôn trên địa bàn 2 xã Lạc Sỹ, Lạc Lương. Các công trình hồ chứa do ảnh hưởng của mưa lũ qua các năm chưa được đầu tư nâng cấp, sửa chữa đã xuống cấp, hư hỏng. Ước tính tổng thiệt hại sau mùa mưa lũ năm 2021 trên địa bàn huyện khoảng 3,47 tỷ đồng.
Đoàn viên thanh niên xã Lạc Lương (Yên Thủy) gia cố nhà ở cho gia đình chính sách xóm Yên Tân.
Đồng chí Bùi Văn Thi, Bí thư Đoàn xã Lạc Lương cho biết: Dưới sự chỉ đạo của huyện, xã, Đoàn xã đã cử đội thanh niên xung kích phối hợp các lực lượng địa phương hỗ trợ gia đình bị thiệt hại về nhà ở; giúp nông dân xử lý, khắc phục diện tích hoa màu bị đổ gãy, ngập úng. Lực lượng đoàn viên, thanh niên phát huy tốt vai trò xung kích, tình nguyện vì cộng đồng, tăng cường tuyên truyền tới người dân các biện pháp phòng, chống thiên tai.
Bước vào mùa mưa bão năm 2022, với phương châm giảm thiểu đến thiệt hại về người và tài sản, huyện Yên Thủy đã chỉ đạo quyết liệt trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) ngay từ đầu năm. UBND huyện đã xây dựng kế hoạch PCTT&TKCN; chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn chủ động triển khai và tích cực thực hiện những giải pháp PCTT&TKCN. Bằng hình thức phát huy cao độ và kết hợp chặt chẽ mọi khả năng tự có của mỗi gia đình, cơ quan, sự tương trợ của cộng đồng thôn, xóm trong PCTT; xây dựng lực lượng nòng cốt, xung kích ở từng đơn vị, địa phương; chuẩn bị chu đáo và thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ”; kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời.
Các cấp, ngành, đơn vị liên quan tiếp tục rà soát, xác định chính xác khu vực trọng điểm, xung yếu; phân loại, đánh giá mức độ an toàn tất cả hồ chứa trên địa bàn huyện. Từ đó, xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho từng khu vực, từng công trình; có phương án bố trí lực lượng và phân bổ kinh phí cụ thể, sát với thực tế, điều kiện từng địa phương; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện. Mặt khác, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án khẩn cấp di dân tái định cư vùng lũ quét và sạt lở đất tại xóm Nâu, xã Bảo Hiệu và dự án di dân theo hình thức xen ghép đối với xã Bảo Hiệu, Lạc Sỹ để đảm bảo đời sống Nhân dân, tạo sinh kế bền vững.
Chi nhánh Công ty TNHH MTV khai thác công trình thuỷ lợi Hòa Bình tại huyện tăng cường kiểm tra, rà soát, triển khai các phương án đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước, vận hành an toàn, hiệu quả hồ chứa thuỷ lợi, phù hợp với diễn biến mưa lũ có thể xảy ra. Các lực lượng địa phương chủ động hỗ trợ người dân tổ chức cắt tỉa cành cây, chằng chống, gia cố biển hiệu, nhà ở, các công trình công cộng, đảm bảo an toàn cho nhân dân trong khu vực chịu ảnh hưởng. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thực phẩm, thuốc men... để kịp thời cứu hộ, cứu nạn, khắc phục nhanh hậu quả mưa bão gây ra.
Đồng chí Bùi Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Hiểu rõ mức độ nguy hiểm của thiên tai, mưa lũ, huyện luôn chú trọng công tác PCTT&TKCN, xem đây một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Công tác tuyên truyền, vận động tiếp tục được chỉ đạo đẩy mạnh tại các xã, thị trấn nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần tự giác, chủ động ứng phó với các loại hình thiên tai cho các tầng lớp nhân dân. Nguồn lực, phương tiện nhằm ứng phó, khắc phục hậu quả sau thiên tai cơ bản được chuẩn bị sẵn sàng. Đến thời điểm này, ngoài các dự án di dân tái định cư vùng lũ quét, các dự án, công trình từ nguồn WB7, WB8, việc xây dựng, nâng cấp tuyến đê sau hồ Ngọc Lương, tuyến đê Yên Bình, xã Đoàn Kết... đang được đẩy nhanh tiến độ để đảm bảo hoạt động hiệu quả trong mùa mưa bão...
(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.
Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.
(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).
(HBĐT) - Ngày 29/11/2022, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy ký ban hành Quyết định số 25 về việc "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai" đối với hộ ông Nguyễn Văn Phong ở xóm Minh Sơn, xã Yên Trị do không thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác. Cụ thể, hộ ông Phong tự ý xây dựng chuồng trại chăn nuôi với diện tích 0,06 ha trên đất trồng cây hàng năm. Ngoài xử phạt hành chính, quyết định yêu cầu ông Phong phải khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay, gần nửa năm đã trôi qua, hệ thống chuồng trại của gia đình ông Phong vẫn tồn tại, phớt lờ quyết định của Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy. Đáng nói, việc chăn nuôi của gia đình ông Phong gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.