(HBĐT) - Trong những năm qua, những chính sách về bảo vệ môi trường (BVMT) được ban hành kịp thời, bám sát thực tiễn; các chương trình, dự án về BVMT được quan tâm thực hiện, công tác quản lý nhà nước về BVMT được củng cố, phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, việc xử lý rác thải sinh hoạt còn nhiều bất cập, gây bức xúc trong Nhân dân và dư luận. Trước thực tế đó, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt nhằm khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), chủ động phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo bước chuyển căn bản trong quản lý CTRSH trên địa bàn toàn tỉnh.




UBND TP Hoà Bình chỉ đạo đơn vị thu gom rác, vận chuyển toàn bộ khối lượng rác thải tồn đọng tại đường Trương Hán Siêu để xử lý theo đúng quy định. (chờ thay ảnh)

Theo báo cáo của UBND tỉnh, hiện nay, tại nhiều địa phương, CTRSH chưa được quản lý, xử lý một cách phù hợp, tỷ lệ CTRSH được thu gom, xử lý thấp. Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, gây bức xúc dư luận xã hội. Cụ thể, tại địa bàn TP Hoà Bình, trung bình lượng rác thải sinh hoạt khoảng 90 tấn/ngày đêm. Tuy nhiên, thực tế lượng rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển khoảng 75 tấn/ngày đêm. Để giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt ở TP Hoà Bình, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư đối với Công ty CP năng lượng và môi trường Bắc Việt, xây dựng khu xử lý, tái chế và thu hồi năng lượng từ chất thải rắn tại xã Thịnh Minh. Theo hồ sơ, công suất thiết kế của nhà máy là 190 tấn/ngày đêm, giai đoạn đầu đi vào hoạt động công suất khoảng 100 tấn/ngày đêm. Thực tế công suất nhà máy không đáp ứng được so với thiết kế ban đầu. Vì vậy, tình trạng ồn ứ rác đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến người dân khu vực xung quanh nhà máy.  

Trước thực tế đó, UBND TP Hòa Bình đã chủ động, tích cực liên hệ với các đơn vị liên quan đề nghị hỗ trợ tiếp nhận rác thải sinh hoạt của thành phố. Tuy vậy, trong khu vực lân cận không có đơn vị nào đủ khả năng tiếp nhận. Do không có điểm tiếp nhận và xử lý rác thải, UBND thành phố đã chỉ đạo tập kết tạm thời gần 10.000 tấn rác thải sinh hoạt tại 4 vị trí trên địa bàn. Đến thời điểm này vẫn chưa có phương án giải quyết lượng rác tập kết tạm thời, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 

Ngoài TP Hoà Bình, tại một số huyện, vấn đề xử lý rác thải cũng gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn tỉnh quy hoạch 16 khu xử lý chất thải rắn vùng huyện; 20 bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt; 3 lò đốt rác thải sinh hoạt cỡ nhỏ đang hoạt động, 1 khu xử lý chất thải rắn và 1 nhà máy xử lý rác thải tại thôn Đồng Phú, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy). Tuy nhiên, các bãi chôn chất thải rắn chưa đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và hạ tầng. Nhiều bãi chôn lấp chưa được xây dựng thành các ô chôn lấp hợp vệ sinh, chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước rỉ rác, còn tồn tại các bãi chôn lấp tự phát. 

Theo đánh giá của UBND tỉnh, hạ tầng thiết yếu cơ sở xử lý rác thải sinh hoạt, thiết bị thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại một số địa bàn còn nhiều hạn chế. Công tác vệ sinh môi trường ở nhiều địa phương mới chỉ dừng lại ở việc thu gom, tập kết về một địa điểm quy định mà chưa có biện pháp xử lý, gây ra tình trạng quá tải tại các bãi rác, gây ô nhiễm môi trường; kinh phí chưa đủ để thực hiện xử lý triệt để rác thải sinh hoạt tại các địa phương; kinh phí, trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT chưa bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đây là những nguyên nhân dẫn đến bất cập trong xử lý CTRSH thời gian qua.  

Nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề, Tỉnh uỷ đã có Chỉ thị số 30, ngày 14/11/2022 về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng trong công tác quản lý CTRSH tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh. Chỉ thị nêu rõ: Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết, các quy định của Đảng, Nhà nước và địa phương về công tác quản lý chất thải rắn. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nghĩa vụ của người dân trong quản lý, BVMT, nhất là trong quản lý CTRSH. Nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương trong công tác quản lý CTRSH. Xử lý nghiêm trách nhiệm cấp uỷ, người đứng đầu địa phương để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường mà không có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời, gây ảnh hưởng đến môi trường. 

Cụ thể hoá chỉ thị của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xử lý CTRSH trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình thực tế và định hướng trong quy hoạch vùng, đảm bảo sự đồng thuận của Nhân dân. Ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp môi trường để triển khai các nhiệm vụ, dự án BVMT, trong đó có các nội dung về quản lý CTRSH. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BVMT trong hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm theo quy định. Xem xét thu hồi dự án đầu tư đối với các nhà đầu tư năng lực yếu kém, vi phạm quy định pháp luật về BVMT. Xây dựng quy chế huy động nguồn vốn để xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt cho TP Hoà Bình và vùng phụ cận. Tăng cường xã hội hoá, có cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư các dự án xử lý chất thải công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đồng thời xây dựng đề án phân loại chất thải từ gia đình. 


Đinh Hòa

Các tin khác


EU yêu cầu Twitter và Facebook tuân thủ các quy tắc theo luật châu Âu

Các nguồn thạo tin mới đây cho hay, Ủy viên tư pháp của Liên minh châu Âu (EU), ông Didier Reynders sẽ tới Ireland vào ngày 24/11 (theo giờ địa phương) để gặp gỡ các quản lý cấp cao của Meta - chủ sở hữu mạng xã hội Twitter và Facebook, đồng thời nhắc nhở họ về trách nhiệm của mình theo các quy tắc của EU.

Vai trò của báo chí-truyền thông trong tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường

Ngày 23/11, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Trung tâm Truyền thông Tài nguyên môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 cho các cán bộ làm công tác tuyên giáo, công tác tuyên truyền thuộc các cơ quan, tổ chức chính trị-xã hội và các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Thuỷ phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông nông thôn

(HBĐT) - Xác định giao thông là yếu tố cốt lõi trong kết cấu hạ tầng để thúc đẩy phát triển KT-XH, cấp uỷ, chính quyền huyện Lạc Thuỷ đã chú trọng đầu tư đồng bộ. Nhờ đó, người dân được hưởng lợi trực tiếp, góp phần tạo nên sự phát triển toàn diện cho huyện.

Đầu tư trên 1,6 tỷ đồng phát triển hạ tầng số

(HBĐT) - Với mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, năm 2022, huyện Lạc Thuỷ dành trên 1,6 tỷ đồng thực hiện 3 dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo của UBND huyện.

Huyện Lạc Sơn: Đảm bảo an toàn công trình thủy lợi

(HBĐT) - Chi nhánh Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình tại huyện Lạc Sơn quản lý và khai thác, bảo vệ 84 công trình, trong đó có 61 hồ chứa, 19 bai dâng lấy nước, 4 cụm máy bơm thủy luân. Tổng diện tích phục vụ tưới hơn 4.000 ha lúa và màu trong năm. Đơn vị đã chủ động rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình đê điều, hồ đập, từ đó có phương án xử lý kịp thời, bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi.

Đẩy mạnh đầu tư, cải tạo hạ tầng lưới điện

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) tập trung triển khai các dự án đầu tư xây dựng (ĐTXD) công trình điện nhằm nâng cao chất lượng điện năng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sinh hoạt và sản xuất của khách hàng. Đồng thời chuẩn bị các điều kiện để triển khai các dự án điện năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục