(HBĐT) - Từ cuối năm 2022, bệnh khảm lá sắn tiếp tục xuất hiện, lây lan ở các vùng trồng sắn trên toàn tỉnh. Ngành nông nghiệp tỉnh đã khuyến cáo, hướng dẫn nông dân các biện pháp xử lý, ngăn chặn để kiểm soát kịp thời dịch bệnh, bảo đảm sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng.


Nông dân xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) chăm sóc cây sắn. 

Theo báo cáo của Sở NN& PTNT, trong năm 2022, bệnh khảm lá sắn tiếp tục lây lan gây hại tại huyện Lạc Sơn, Yên Thủy với diện tích nhiễm 189,4 ha, trong đó, diện tích nhiễm nặng (giảm 70% năng suất) 100,9 ha. Mặc dù tỉnh đã có các văn bản chỉ đạo, cơ quan chuyên môn tích cực vào cuộc nhưng việc triển khai thực hiện tại cơ sở chưa đồng bộ, kiên quyết. Nguồn bệnh hiện vẫn tồn tại trên đồng ruộng, có nguy cơ lây lan cho toàn bộ diện tích sắn của cả tỉnh trong năm 2023 nếu không có sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn, người dân và doanh nghiệp.

Năm nay, toàn tỉnh có kế hoạch trồng gần 7.700 ha sắn, tập trung chủ yếu tại các huyện: Lạc Sơn, Yên Thủy, Mai Châu. Lạc Sơn là địa phương đầu tiên trồng xong diện tích sắn, cây đang giai đoạn mọc mầm, ra lá. Ông Bùi Văn Diển, Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Lạc Sơn cho biết: Rút kinh nghiệm từ những năm trước, trước khi bước vào gieo trồng, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn có diện tích trồng sắn thực hiện khâu làm đất, vệ sinh đồng ruộng thật kỹ để hạn chế tối đa tàn dư còn xót lại; quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn được trung tâm tích cực giới thiệu, tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ chuyên môn tại địa phương, các tổ chức, cá nhân trồng sắn để chủ động phòng trừ hiệu quả ngay từ giai đoạn phát triển đầu tiên của cây trồng. Bên cạnh đó, trung tâm chỉ đạo đội ngũ cán bộ chuyên môn tăng cường điều tra, quan sát bao quát đồng ruộng để kịp thời phát hiện, xử lý ngay các ổ bệnh.

Để chủ động phòng trừ kịp thời, tránh lây lan trên diện rộng, Sở NN& PTNT ban hành Văn bản số 249/ SNN-TTBVTV về đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 01/CT- UBND, ngày 9/1/2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh khảm lá virus hại sắn, yêu cầu các địa phương chỉ đạo quyết liệt theo tinh thần Chỉ thị số 01/CT-UBND... Theo đó, các địa phương căn cứ  trên cơ sở bản đồ phân hạng thích nghi đất đai đã có và lợi thế địa hình, giao thông, trình độ canh tác để bố trí, định hướng vùng trồng sắn tập trung. Đẩy mạnh tập huấn, tuyên truyền để người trồng sắn hiểu rõ đây là loại bệnh do virus gây ra, bệnh không có thuốc phòng trị, cây đã bị bệnh phải được tiêu hủy kịp thời để tránh lây lan. Ngăn chặn trường hợp mua  bán, vận chuyển giống sắn từ các vùng đã nhiễm bệnh đến nơi khác; kiên quyết loại tàn dư trên   diện tích đã bị nhiễm bệnh ra khỏi vùng trồng, thay thế bằng các giống sạch bệnh, giống mới có khả năng kháng bệnh; tổ chức thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh; quan tâm đẩy mạnh việc hướng dẫn, hỗ trợ ký kết hợp đồng giữa các HTX, người trồng sắn với nhà máy chế biến để ổn định vùng nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.

Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương thực hiện các biện pháp tiêu hủy cây sắn nhiễm bệnh, điều tra phát hiện bệnh khảm lá sắn; phối hợp ngăn chặn, xử lý trường hợp mua bán, vận chuyển giống sắn từ vùng nhiễm bệnh về địa bàn tỉnh. Đối với việc xử lý nguồn bệnh và côn trùng môi giới, các địa phương tăng cường điều tra bệnh khảm lá sắn và bọ phấn trắng ngay từ đầu vụ. Nếu phát hiện bệnh mới xuất hiện tổ chức tốt việc tiêu hủy triệt để nguồn bệnh, phun trừ bọ phấn trắng theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. 

Ngoài ra, Sở NN&PTNT cũng đề nghị Công ty TNHH MTV Tân Hiếu Hưng, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn) kiểm tra, giám sát chặt chẽ vùng trồng sắn nguyên liệu của nhà máy. Hỗ trợ, cung ứng các giống sắn kháng bệnh cho người sản xuất; cam kết liên kết tiêu thụ ổn định xây dựng vùng nguyên liệu bền vững.


Thu Hằng


Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục