(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thanh Thỏa, Trưởng phòng Nội vụ huyện Lạc Thủy cho biết: Hiện nay, 100% xã, thị trấn trong huyện đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử phục vụ nhân dân.


Cán bộ Bộ phận "một cửa” xã Hưng Thi (Lạc Thủy) được tập huấn, nắm chắc quy trình thực hiện số hóa trong giải quyết thủ tục hành chính.

Để đưa công tác chuyển đổi số đi vào cuộc sống, chuyển từ giao dịch hành chính trực tiếp, truyền thống sang phương thức giao dịch hành chính mới trên môi trường điện tử, trực tuyến, huyện đã chỉ đạo thành lập 113 tổ công nghệ số cộng đồng, gồm 1 tổ cấp huyện và 112 tổ cấp xã được bố trí ở các thôn, xóm. Các tổ có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ người dân cài đặt, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện giao dịch hành chính trên môi trường điện tử khi có nhu cầu. Nhờ vậy bước đầu mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhất là trong việc chuyển đổi tư duy tiếp cận, sử dụng dịch vụ công (DVC) trực tuyến của người dân.

Cùng với nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, huyện Lạc Thủy tập trung nguồn lực đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng thông tin. 100% cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã được trang bị máy tính phục vụ hoạt động chuyên môn; 100% máy tính được kết nối, sử dụng mạng nội bộ (LAN) và internet trong giải quyết công việc; 100% cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp, UBND xã, thị trấn sử dụng chữ ký số. Phòng họp trực tuyến từ cấp huyện, cấp xã được đầu tư đủ điều kiện phục vụ các cuộc họp trực tuyến với UBND tỉnh và Trung ương; 10/10 xã, thị trấn có trang thông tin điện tử tổng hợp, trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ cho Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả. Toàn huyện đã thực hiện số hóa trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ở 11/11 bộ phận một cửa (cấp huyện 1, cấp xã 10). Triển khai số hóa TTHC còn hiệu lực lên Hệ thống quản lý, lưu trữ kết quả giải quyết TTHC tập trung thống nhất toàn huyện, kết nối liên thông với Cổng DVC và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh và các hệ thống thông tin khác. Từ đầu năm đến hết tháng 8/2023, toàn huyện tiếp nhận 5.673 hồ sơ TTHC. Trong đó, nộp trực tuyến qua Cổng DVC 5.251 hồ sơ, đạt 92,5%, vượt 37,5% so với chỉ tiêu tỉnh giao.

Để đạt được kết quả này, theo đồng chí Trưởng phòng Nội vụ là do huyện đã đổi mới, nâng cao hiệu quả bộ phận "một cửa”. Hàng năm, UBND huyện ban hành các kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC, cắt giảm thời hạn giải quyết TTHC góp phần giảm thời gian, chi phí đi lại, tạo sự hài lòng cho người dân. Năm 2021, huyện đề xuất cắt giảm đối với 6 TTHC từ 34 ngày xuống 22 ngày, giảm 12 ngày. Năm 2022 đề xuất cắt giảm đối với 7 TTHC từ 45 ngày xuống 32 ngày, giảm 13 ngày. Năm 2023 đề xuất cắt giảm đối với 4 TTHC từ 71 ngày xuống 57 ngày, giảm 14 ngày.

Một trong những giải pháp hiệu quả huyện đã thực hiện để tăng năng suất lao động và giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp là triển khai mô hình giải quyết TTHC lưu động, thành lập Tổ đoàn viên chuyển đổi số, lấy lực lượng đoàn viên, thanh niên làm lực lượng nòng cốt hỗ trợ người dân thực hiện TTHC tại nhà; xây dựng, triển khai quy trình hỗ trợ tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC trực tuyến tại nhà thông qua đường dây nóng, các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội; xây dựng bộ tài liệu, video hướng dẫn thực hiện TTHC trực tuyến đăng tải trên Trang thông tin điện tử của huyện và các trang mạng xã hội; duy trì thực hiện phương án triển khai và danh mục TTHC thực hiện tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả "4 tại chỗ” cấp huyện, cấp xã; đẩy mạnh tuyên truyền và tăng cường tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC trên môi trường điện tử, DVC trực tuyến, nhất là các DVC đã được kết nối, tích hợp, cung cấp trên Cổng DVC quốc gia; hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp giải quyết TTHC qua DVC trực tuyến nhằm giảm tối đa chi phí tuân thủ TTHC. 

"Với những kết quả đạt được trong thực hiện số hóa trong giải quyết TTHC, qua khảo sát, đánh giá, chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp đạt cao với trên 98% người dân được hỏi đánh giá hài lòng”, đồng chí Nguyễn Thanh Thỏa, Trưởng phòng Nội vụ huyện Lạc Thủy cho biết thêm. 

 Mạnh Hùng

Các tin khác


Điện lực Mai Châu tăng cường đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Vào mùa mưa bão, việc không đảm bảo hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) là một trong những nguyên nhân gây sự cố điện. Thời gian qua, Điện lực Mai Châu đã tăng cường kiểm tra, phát quang cây cối trong và ngoài HLATLĐ để ngăn ngừa sự cố trong mùa mưa bão.

Ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh

Ngày 6/5, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai -Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh có Công văn số 30/BCH-VP về việc ứng phó với mưa dông, mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Hội nghị toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

Chiều 5/5, Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024. Đồng chí Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 5/5: Nhiều khu vực trên cả nước có mưa dông vào chiều tối và đêm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 5/5, Bắc Bộ, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 20-40 mm, có nơi trên 80 mm (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).

Xã Đa Phúc đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 4/5, UBND huyện Yên Thuỷ tổ chức Lễ công bố xã Đa Phúc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục