Dự báo từ đêm 20/1, miền Bắc chuyển lạnh, đến ngày 22/1 không khí lạnh sẽ tăng cường mạnh thêm. Đợt rét đậm, rét hại diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể kéo dài trong nhiều ngày tới và tại vùng núi cao có khả năng xảy ra mưa tuyết, băng giá.


Miền Bắc đón không khí lạnh, nhiệt độ giảm sâu, một số nơi có khả năng xuất hiện mưa đá, băng tuyết. Ảnh: TTXVN

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, hiện nay (20/1), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ.

Dự báo, từ chiều tối và đêm 20/1, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Khoảng ngày 22/1, không khí lạnh được tăng cường mạnh thêm và ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Trung và Nam Trung Bộ.

Từ chiều và đêm 20/1, gió trong đất liền chuyển hướng Đông Bắc, mạnh dần lên cấp 2 - 3; từ ngày 22/1 mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 4 - 5, giật cấp 6 - 7.

Từ đêm 20/1, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trời chuyển rét. Từ ngày 22/1, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trời rét đậm, rét hại; từ chiều tối và đêm 22/1, khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế trời chuyển rét.

Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 7 - 10 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ từ 3 - 6 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C; khu vực Bắc Trung Bộ từ 9 - 12 độ C; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế từ 13 - 16 độ C. 

Đợt rét đậm, rét hại diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể kéo dài trong nhiều ngày tới. Trong đợt rét đậm, rét hại diện rộng này vùng núi cao có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá. 

Từ chiều tối ngày 20 - 22/1, khu vực Bắc Bộ có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông.

Từ ngày 22 - 24/1, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có mưa to. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. 

Trên biển, ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển Hoàng Sa), từ chiều tối và đêm 20/1 có gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, sóng biển cao 1,5 - 3 m, biển động; riêng vùng biển phía Đông Bắc của Bắc Biển Đông có gió Đông Bắc cấp 6, giật cấp 7 - 8, sóng biển cao 2 - 4 m, biển động. Từ ngày 22/1, ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh lên cấp 7, giật cấp 8 - 9; sóng biển cao 3 - 5 m, riêng vịnh Bắc Bộ 2 - 3,5 m, biển động mạnh. 

Từ ngày 21/1, ở vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau và vùng biển phía Tây của Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, sóng biển cao 2 - 3 m, biển động.

Từ chiều tối và đêm 22/1, vùng biển từ Quảng Trị đến Khánh Hòa và vùng biển phía Đông của khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Đông Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7 - 8, sóng biển cao 2 - 4 m, biển động; vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau, khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây Trường Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9, sóng biển cao 2 - 5 m, biển động mạnh.

Các chuyên gia cảnh báo, gió mạnh và sóng lớn trên biển có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và các hoạt động khác.

Rét đậm, rét hại có khả năng ảnh hưởng tới gia súc, gia cầm; ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Cùng với đó, mưa dông kèm theo các hiện tượng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng. Mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp.

Một số địa điểm có thể xuất hiện băng giá, mưa tuyết

Đợt rét tuần tới có thể là đợt rét sâu nhất trong mùa đông năm nay. Đây cũng là thời điểm dễ dàng săn băng giá, mưa tuyết nhất. Một số điểm có thể xảy ra băng tuyết với xác suất cao nhất trong đợt này:
- Đỉnh Mẫu Sơn, tỉnh Lạng Sơn: Với độ cao trên 1500m, là cửa ngõ đón gió đông bắc nên đỉnh núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn sẽ là một trong những điểm nhiệt độ xuống thấp nhất đợt rét lần này.

- Đỉnh Phia Oắc, tỉnh Cao Bằng: Đỉnh Phia Oắc thuộc tỉnh Cao Bằng cũng là nơi có khả năng xảy ra băng giá, mưa tuyết trong tuần tới. Ở độ cao trên 1900m, lại ở phía Đông nên khả năng các ngày 22-24/1 tới đây nhiệt độ sẽ giảm sâu.

- Sa Pa, Lào Cai: Một trong những điểm đến du lịch săn băng tuyết nổi tiếng ở miền Bắc là Sa Pa ở Lào Cai. Đặc biệt, ở độ cao trên 3.000 m, đỉnh Fansipan nhiệt độ sẽ còn thấp hơn, có thể xuất hiện băng tuyết.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 13/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-20 mm, có nơi trên 40 mm.

Hành động sớm - chủ động trước thiên tai

Đó là chủ đề Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ phát động, với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống thiên tai để xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Thời tiết giao mùa: Cảnh báo dông sét, mưa đá

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, tháng 5 là giai đoạn có sự chuyển biến thời tiết từ mùa lạnh sang mùa nóng, mùa khô sang mùa mưa ở Bắc Bộ nên các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm, đặc biệt ở vùng núi do tác động của địa hình có thể tạo ra các ổ mây đối lưu phát triển mạnh, hệ quả là gây ra các trận dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh

Ngày 8/5, đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương do đồng chí Chu Thị Thu Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm (BCĐ ATTP) tỉnh về việc triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2024.

Huyện Yên Thủy: Thiệt hại cây trồng do nắng nóng, khô hạn gần 13,3 tỷ đồng

Theo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thủy, từ ngày 23 - 30/4, trên địa bàn huyện nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiệt độ 39 - 40 độ C; trời không mưa, trữ lượng nước tại một số hồ, đập cạn, không đủ khả năng tưới ảnh hưởng đến diện tích cây trồng. Nhiều giếng đào, giếng khoan phục vụ nước sinh hoạt cho người dân ở một số xã cũng bị cạn nước.

Điện lực Mai Châu tăng cường đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Vào mùa mưa bão, việc không đảm bảo hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) là một trong những nguyên nhân gây sự cố điện. Thời gian qua, Điện lực Mai Châu đã tăng cường kiểm tra, phát quang cây cối trong và ngoài HLATLĐ để ngăn ngừa sự cố trong mùa mưa bão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục