Trong một tuyên bố mới đây, Google nói vấn đề truyền thông giữa hãng và các tác giả Trung Quốc là “không đủ tốt” sau khi hãng này đăng các trích đoạn sách lên thư viện sách số Google Books mà không hề xin phép.

 


Dự án thư viện điện tử của Google đang gặp khó khăn về pháp lý.
 
Hồi tháng 10 năm ngoái, các tác giả Trung Quốc đã cáo buộc Google vi phạm bản quyền khi công cụ tìm kiếm này sử dụng các trích đoạn tác phẩm của họ trên mạng mà không hề có sự cho phép từ phía họ. Các tác giả đã yêu cầu Google phải xin lỗi và đòi tiền bồi thường.

 

Dịch vụ Book Search của Google đã quét hàng trăm ngàn cuốn sách và đăng các trích đoạn sách lên mạng. Dự án này cũng đang vấp phải các trở ngại pháp lý ở Mỹ và châu Âu.

 

Erik Hartmann, người quản lý của dự án Google Books tại châu Á Thái Bình Dương khẳng định trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc vào ngày 10/1 rằng Google xin lỗi vì bất cứ sự không đồng tình nào.

 

“Google đã làm cho các tác giả Trung Quốc cảm thấy không hài lòng về vấn đề bảo vệ bản quyền của họ. Chúng tôi xin lỗi vì đã khiến các tác giả Trung Quốc không vui vì điều này”, Hartmann nói.

 

“Mặc dù các cuộc thảo luận và truyền thông đã được diễn ra trong suốt vài tháng, nhưng chúng tôi hiểu rằng sự truyền thông giữa chúng tôi và các tác giả Trung Quốc không đủ tốt”, Hartmann nói. “Google thực sự muốn nói lời xin lỗi với các tác giả Trung Quốc”.

 

Tổ chức bản quyền các tác phẩm viết Trung Quốc (China Written Works Copyright Society - CWWCS), một tổ chức phi chính phủ đại diện cho các nhà văn nước này về các vấn đề bản quyền, cho biết sẽ gặp Google lần thứ 4 vào ngày 12/1 để bàn về vấn đề này.

 

“Lời xin lỗi của Google chủ yếu được đưa ra là bởi vì công ty đánh giá thị trường Trung Quốc rất lớn, cũng như sự quan tâm của giới truyền thông báo chí trong nước về vấn đề này”, Zhang Hongbo, phó giám đốc của CWWCS nói.

 

“Họ đang chuẩn bị công bố lời xin lỗi chính thức trước CWWCS vào ngày 12/1”, ông Zhang khẳng định “Chúng tôi đánh giá cao hành động này”.

 

Bên cạnh việc mở lời xin lỗi, Google cũng sẽ cung cấp một bản danh sách mở rộng những cuốn sách Trung Quốc đã được họ sử dụng và khung thời gian để giải quyết vấn đề bản quyền, ông Zhang cho biết thêm.

 

Yang Chengzhi, thư ký Hiệp hội các nhà văn Trung Quốc (Chinese Writers Association - CWA) phát biểu trên CCTV rằng “Chúng tôi sẽ xem xét lời xin lỗi một cách nghiêm túc và lắng nghe ý kiến của các tác giả trước khi quyết định có chấp nhận lời xin lỗi của Google hay không”.

 

“Chúng tôi hy vọng hành động xin lỗi này là chân thành, trung thực và dũng cảm. Lời cam kết này là nghiêm túc và có thể được thực thi”.

 

Cuối tháng 12 vừa qua, nhà văn người Trung Quốc Mian Mian đã cáo buộc Google vi phạm bản quyền và chính thức đệ đơn kiện hãng này lên tòa án Bắc Kinh.

 

Google thú nhận hãng đã quét hơn 20.000 cuốn sách nằm dưới sự bảo hộ bản quyền của Trung Quốc đưa vào thư viện sách số hóa của mình.

 

Trong một bức thư gửi tới CWA và được công bố trên website của Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc, Google cho biết những cuốn sách của Trung Quốc được lấy từ các thư viện tại Mỹ và một số đã sẵn sàng cho việc phổ biến lên mạng.

 

“Sự không hài lòng của các tác giả Trung Quốc về vấn đề này là do hệ thống pháp lý khác nhau và sự hiểu biết khác nhau giữa Trung Quốc và Mỹ về vấn đề bảo hộ quyền tác giả”, bức thư viết.

 

Wang Ziqiang, giám đốc của Ủy ban Bản quyền quốc gia Trung Quốc trong một cuộc phỏng vấn mới đây trên website qq.com khẳng định mặc dù Google quả quyết việc quét sách và cho phép độc giả đọc lướt qua chúng ở trên mạng Internet là hợp pháp nhưng hãng chưa bao giờ cung cấp được những điều luật liên quan ủng hộ lý lẽ của mình.

 

Tại Trung Quốc, việc bảo vệ quyền tác giả sẽ kéo dài trong vòng 50 năm ngay cả khi tác giả đó đã qua đời. Trong trường hợp tác phẩm là của hai người trở lên, quyền tác giả sẽ hết hạn 50 năm sau khi tác giả cuối cùng mất đi.

 

 

 

                                                                         Theo DanTri

Các tin khác


Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục