Loài động vật lớn nhất trong họ mèo đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng bởi nhu cầu đối với các sản phẩm của hổ tại Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và Mỹ.

Theo AFP, các tổ chức bảo vệ môi trường coi năm Canh Dần 2010 là khoảng thời gian quan trọng để truyền tải thông điệp về hổ. Nga đang chuẩn bị một hội nghị thượng đỉnh về bảo tồn hổ vào tháng 9 tại Vladivostok.

Chỉ còn khoảng 3.200 con hổ đang sống trong tự nhiên trên toàn thế giới, trong đó gần một nửa phân bố tại Ấn Độ. Mới cách đây một thế kỷ, số lượng hổ vẫn còn khoảng 100.000 con. Nhưng chúng đang biến mất nhanh chóng bởi nhu cầu về xương, da và các sản phẩm khác từ hổ tại Trung Quốc, Việt Nam, Lào. Người ta dùng các sản phẩm đó để nấu cao và làm thuốc.

Một con hổ tại Ấn Độ. Ảnh: National Geographic.

Nhưng các tổ chức bảo vệ môi trường nói rằng vấn đề không chỉ nằm tại châu Á. Họ còn bày tỏ sự lo ngại đối với Mỹ - nơi hơn 5.000 con hổ đang được nuôi nhốt để làm cảnh trong nhà dân hoặc phục vụ khách tham quan trong vườn thú.

Crawford Allan, giám đốc phụ trách các hoạt động của tổ chức Traffic tại khu vực Bắc Mỹ, nói rằng các chủ trang trại tự phối giống hổ để bán cho dân và vườn thú. Đây là kết quả của một cuộc điều tra mới được tiến hành gần đây. Allan cảnh báo rằng một số nhà hàng tại Mỹ đã bán thịt hổ.

“Nước Mỹ cần phải hành động. Một số bang trên lãnh thổ Mỹ hầu như không biết hổ được nuôi nhốt ở đâu, có bao nhiêu con và chúng có bị buôn bán hay không”, AFP dẫn lời Allan.

Allan cho biết, 26 bang của Mỹ cấm dân sở hữu hổ. Nhưng 9 bang khác – trong đó có North Carolina, Ohio, South Carolina và Wisconsin – không hề đặt ra bất kỳ quy định nào về việc nuôi nhốt và buôn bán loài động vật này. Texas là bang có số lượng hổ nuôi lớn nhất nước Mỹ. Chính quyền bang đặt ra nhiều quy định về việc sở hữu hổ, song hầu như chẳng làm gì để thực thi những quy định ấy.

Các chuyên gia bảo tồn hoan nghênh những nỗ lực ngăn chặn hoạt động buôn bán hổ của Trung Quốc, nhưng cũng cảnh báo rằng sự tồn tại của những trang trại nuôi hổ tư nhân ở châu Á đang làm tăng nguy cơ đối với chúng.

Giới chức Trung Quốc vừa thông báo nước này có gần 6.000 con hổ nuôi. Các cơ sở nuôi hổ có thể cho chúng sinh sản để tạo ra hơn 1.000 cá thể hổ mới. Đây là một trong những biện pháp nhằm làm tăng số lượng hổ.

Tuy nhiên, giới bảo tồn cho rằng rất nhiều hổ con được sinh ra trong những trang trại bí mật dưới lòng đất để phục vụ các mục đích bất hợp pháp.

“Đây là một hiện tượng cực kỳ nguy hiểm đối với sự sinh tồn của hổ hoang. Một khi nuôi hổ trở thành một ngành kinh doanh, nó có thể kích thích và duy trì nhu cầu đối với các sản phẩm của hổ trên thị trường”, Keshav Varma, giám đốc dự án Global Tiger Initiative của Ngân hàng Thế giới, nhận xét.

Varma nói rằng sự trỗi dậy của tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc và một số nước khác cũng khiến nhu cầu về các sản phẩm của hổ tăng vọt. Người dân muốn mua chúng để nấu cao, ngâm rượu, làm thuốc. Da hổ có thể trở thành nguyên liệu để làm ra những món quà sang trọng mà người ta có thể tặng nhau.

Huang Lixin – lãnh đạo Đại học Y học cổ truyền Trung Quốc tại thành phố San Francisco, Mỹ - nói rằng các bác sĩ nên cảnh báo bệnh nhân về nguy cơ diệt vong của loài hổ và khuyên họ không nên sử dụng các bộ phận trên cơ thể hổ.

“Tôi nghĩ năm con hổ là cơ hội cực kỳ thuận lợi để gửi thông điệp về bảo tồn hổ tới dư luận Trung Quốc và cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới”, Lixin nói

 

                                                                               Theo CAND

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục