Đã chính thức có mặt trên thị trường được tròn 5 tháng, song nhiều dịch vụ 3G vẫn chưa thực sự “bén rễ” người tiêu dùng.

Cuối những ngày giáp Tết vừa rồi, dù vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, chưa công bố chính thức nhưng nhu cầu mua thiết bị truy cập Internet qua sóng di động 3G của mạng Viettel tăng vọt. Một nhân viên tại đại lý của Viettel trên phố Ngọc Khánh cho biết, có những ngày bán được hơn 200 thiết bị truy cập Internet, nhiều thời điểm thiết bị này luôn trong tình trạng… cháy hàng.

Trong khi đó, theo đại diện hai mạng đã chính thức cung cấp dịch vụ 3G là VinaPhone và MobiFone, thì cho tới thời điểm hiện tại, số lượng thuê bao đã đăng ký sử dụng dịch vụ 3G chủ yếu là Mobile Internet và truy cập Internet từ máy tính qua sóng di động 3G.

Ông Đinh Việt Hưng, Trưởng phòng Giá cước Tiếp thị của MobiFone cho biết, có trên 90% khách hàng của MobiFone đăng ký dịch vụ 3G là dùng dịch vụ Mobile Internet, còn lại là khách hàng dùng các gói Mobile TV và dịch vụ khác.

Theo phân tích của ông Hưng, sở dĩ dịch vụ Internet 3G được sử dụng nhiều nhất là do thói quen sử dụng Internet trong công việc và giải trí của người dân, đồng thời các thiết bị hỗ trợ truy cập Internet có giá thành ngày càng giảm, phù hợp với thu nhập người dùng.

Tuy nhiên, với những dịch vụ 3G khác như Mobile TV, Mobile Camera..., đặc biệt là Video Call - vốn được nhận định là những dịch vụ sẽ lôi cuốn được giới trẻ, thì hiện lại chưa mấy khởi sắc.

Anh Lê Ngọc Tân, chuyên gia của một công ty giải trí truyền thông cho rằng, những dịch vụ này mới được một bộ phận giới trẻ tiếp cận vì tò mò, chứ nhu cầu sử dụng còn thấp, do mức độ phổ biến và tính thông dụng chưa cao, hơn nữa, giá của dịch vụ cũng còn cao và phụ thuộc vào thiết bị đầu cuối.

Lãnh đạo một nhà mạng lớn nhìn nhận, chỉ khi nào điện thoại 3G có giá như điện thoại bình dân nhất hiện nay và giá các dịch vụ 3G được hạ thấp xuống hơn nữa, thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ 3G mới thực sự trở nên phổ biến.

Một trong những mạng “sinh sau đẻ muộn” trong thời gian qua có tốc độ phát triển thuê bao khá mạnh (ra mắt từ tháng 10/2009 nhưng đến cuối năm đã đạt 2 triệu thuê bao), với gói cước Big Zero “vô địch rẻ”, cho phép miễn phí gọi nội mạng từ phút thứ 2 trong thời gian tối đa 20 phút đã bước đầu thu hút được nhu cầu sử dụng của giới trẻ. Nhưng, một đại diện của Beeline cũng khẳng định, trong năm 2010 Beeline vẫn chưa có kế hoạch cung cấp dịch vụ 3G.

Đại diện mạng này phân tích, với kinh nghiệm phát triển 3G của mình ở các nước châu Âu thì, 3G ở Việt Nam vẫn chưa rơi vào thời điểm bùng nổ do mức thu nhập trung bình của người dân chưa cao, thị hiếu đối với các dịch vụ 3G vẫn chưa lớn, đồng thời các thiết bị đầu cuối vẫn chưa phù hợp với nhu cầu phổ cập của người dân.

“Chúng tôi sẽ sử dụng hạ tầng mạng 3G của VinaPhone để cung cấp dịch vụ 3G, nhưng cũng chưa nóng vội. Trong năm 2010, mục tiêu của Beeline vẫn là mở rộng hạ tầng mạng 2G và phủ sóng trên khắp cả nước”, vị đại diện này cho biết.

Khi mạng di động VinaPhone ra mắt dịch vụ 3G đầu tiên, ông Lâm Hoàng Vinh, Giám đốc VinaPhone cũng đã nhận định, trong những năm trước mắt, mạng 2G vẫn là “nồi cơm” của VinaPhone. Mục tiêu phát triển thuê bao 3G từ khi khai trương đến hết năm 2010 là 2 triệu thuê bao 3G. Vì, theo ông Vinh, 3G là khoản đầu tư lâu dài, và phải mất 7 đến 8 năm mới thu hồi lại vốn.

Ông Tống Viết Trung, Phó tổng giám đốc Viettel mới đây cũng đã khẳng định, trong năm 2010, tốc độ phát triển thuê bao 3G của Viettel sẽ vẫn rất hạn chế so với mức độ đầu tư. Do vậy, hướng phát triển dịch của Viettel trong thời gian tới là sẽ khai trương, tập trung phát triển dịch vụ 3G ở một số địa phương trọng điểm, sau đó mới lan rộng ra các vùng khác.

“Mục tiêu cơ bản của Viettel trong năm 2010 là tiếp tục củng cố hạ tầng mạng lưới, đồng thời đẩy mạnh tìm kiếm phân phối với các đối tác cung cấp dịch vụ nội dung, các nhà cung cấp thiết bị đầu cuối để cung cấp những dòng điện thoại phổ cập có chức năng 3G cho người tiêu dùng”, ông Trung nói.

                                                                                    Theo TBKT

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục