Bản đồ sai sự thật về Hoàng Sa do Hội Địa lý Quốc gia Mỹ ấn hành.

Bản đồ sai sự thật về Hoàng Sa do Hội Địa lý Quốc gia Mỹ ấn hành.

Hội Địa lý Mỹ đã sai khi ghi chú tại vị trí quần đảo Hoàng Sa là Xisha Qundao (Tây Sa quần đảo), theo cách định danh của người Trung Quốc, kèm chú thích "China" (Trung Quốc) ngay phía dưới.

Hội Địa lý quốc gia Mỹ (National Geographic Society) có trụ sở tại thủ đô Washington, vẫn được coi là một trong những tổ chức khoa học và giáo dục phi lợi nhuận vào hàng lớn nhất thế giới. Hội này có nhiều tổ chức trực thuộc như kênh truyền hình National Geographic Channel rất nổi tiếng hoặc National Geographic Maps chuyên về bản đồ.

Trớ trêu thay, chính trên bộ Bản đồ thế giới được phát hành trên website của tổ chức này tại địa chỉ http://www.natgeomaps.com/worldmaps.html, ở một số bản đồ, National Geographic Society ghi chú tại vị trí quần đảo Hoàng Sa là Xisha Qundao (Tây Sa quần đảo), theo cách định danh của người Trung Quốc, kèm chú thích "China" (Trung Quốc) ngay phía dưới.

Ở một số bản đồ khác cũng nằm trong bộ trên, National Geographic Society ghi Paracel Is. tại vị trí quần đảo Hoàng Sa với chú thích bên dưới là "China"…

Đó là những ghi chú hoàn toàn sai với sự thật. Như mọi người đều biết, quần đảo Hoàng Sa, được biết đến với tên tiếng Anh là Paracel Islands, nằm ở biển Đông là một phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam. Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền của mình đối với quần đảo này…

Theo ý kiến của đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam chiều 12/3/2010, Hội Địa lý quốc gia là một công ty tư nhân và không liên kết gì với Chính phủ Mỹ, do đó các tài liệu do công ty đưa ra không phản ánh chính sách của Chính phủ Mỹ. Đại sứ quán Mỹ nói rõ rằng, Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh luận pháp lý của các bên đang tranh chấp chủ quyền ở vùng biển trên và khuyến khích Trung Quốc cùng các đối tác trong ASEAN giải quyết những tranh chấp một cách hòa bình và theo luật quốc tế.

Theo TTXVN, ngày 13/3, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc bản đồ thế giới do National Geographic Society (Hội Địa lý Quốc gia Hoa Kỳ) phát hành có ghi chú "China" vào khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói:  "Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bản đồ ghi "Paracel Is. China" do National Geographic công bố là sai. Chúng tôi yêu cầu National Geographic sửa lỗi này"

                                                                                 Theo Báo CAND

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục