Những nghiên cứu thử nghiệm đầu tiên trong việc ứng dụng công nghệ tế bào gốc điều trị tổn thương vùng cơ tim gây suy tim vừa được thực hiện thành công bước đầu trên sáu bệnh nhân tại Việt Nam.

Viện Tim Quốc gia từng tiếp nhận bệnh nhân N.N.S (67 tuổi, Hà Nội) trong tình trạng cấp cứu vì bị nhồi máu cơ tim cấp.

Sau khi đặt stent nong động mạch vành cũng như dùng các loại thuốc đặc trị nhưng sức khỏe bệnh nhân này không được cải thiện nhiều do vùng cơ tim bị nhồi máu vẫn hoạt động kém, phân số tống máu chỉ đạt dưới 40% (trong khi người bình thường đạt > 55%), bệnh nhân có dấu hiệu suy tim.

Nếu tình trạng không được cải thiện, bệnh nhân sẽ gặp phải những cơn suy tim, khó thở, gây nguy hiểm tới tính mạng.

Lấy vũ khí  từ tủy xương

Cách duy nhất có khả năng cải thiện chức năng co bóp cho thất trái của tim bệnh nhân S. là liệu pháp ứng dụng tế bào gốc điều trị vùng cơ tim bị tổn thương. Tuy nhiên, kỹ thuật này mới đang ở dạng nghiên cứu tại Việt Nam.

Bệnh nhân S. và năm bệnh nhân khác bị bệnh lý tương tự chấp nhận để bác sĩ ứng dụng phương pháp mới này trong điều trị bệnh với hy vọng mở ra hướng đi mới trong điều trị bệnh lý tim mạch tại Việt Nam.

Theo TS. Phạm Mạnh Hùng - Viện Tim Quốc gia, là một trong những người thực hiện phương pháp mới này, các bác sĩ lấy khoảng 200 ml dịch tủy xương, tách lấy còn 10ml dung dịch chứa tế bào gốc không chọn lọc, dùng ống thông như thủ thuật của tim mạch can thiệp bơm dung dịch tế bào gốc vào lòng động mạch vành, vị trí nhánh nuôi vùng cơ tim bị tổn thương.

Bóng nong động mạch vành được bơm căng để gây tắc tạm thời động mạch vành - thủ phạm gây nhồi máu cơ tim. Sau đó truyền tế bào gốc qua nòng của quả bóng nong nhằm kéo dài tối đa thời gian tiếp xúc giữa các tế bào gốc và mạng lưới vi mạch của vùng bị nhồi máu.

 

Cả sáu bệnh nhân đầu tiên được điều trị phương pháp mới miễn phí vì đây là đề tài nhánh trong đề tài cấp nhà nước của Trường Đại học Y Hà Nội với tên gọi “Điều trị thử nghiệm tế bào gốc Trong một số bệnh tim mạch và cơ quan tạo máu”.

Theo ước tính của các bác sĩ, chi phí cho một ca thực hiện ứng dụng tế bào gốc trong điều trị tổn thương vùng cơ tim khoảng 100 triệu đồng bao gồm hóa chất, lọc tế bào gốc, chụp đánh giá vùng tổn thương…

 

Đánh giá tình trạng hoạt động của tim bệnh nhân S., bác sĩ Hùng cho hay sau một năm điều trị bằng tế bào gốc, các tế bào cơ tim bị nhồi máu của bệnh nhân được hồi phục đáng kể, các chỉ số hoạt động của tim trở lại gần bình thường.

Bệnh nhân có thể thực hiện các hoạt động cần tới sức lực như đi bộ, leo cầu thang, chạy bước nhỏ, mà không bị khó thở.

GS.TS Nguyễn Lân Việt - Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, cho biết đây là kỹ thuật điều trị mới nhất trên thế giới cho những tổn thương cơ tim không thể phục hồi.

Sáu bệnh nhân đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện phương pháp mới này là những người bị nhồi máu cơ tim được điều trị nội khoa và can thiệp nhưng khả năng co bóp đẩy máu của vùng cơ tim bị nhồi máu vẫn không đảm bảo, có dấu hiệu suy tim.

Những bệnh nhân dưới 70 tuổi, phân số tống máu trong khoảng từ 30 - 40% được chọn để thực hiện phương pháp này. Trong đó bệnh nhân trẻ nhất 43 tuổi, già nhất 67 tuổi.

Còn nhiều câu hỏi

Kết quả sau một năm thực hiện ứng dụng tế bào gốc vào điều trị, cả sáu bệnh nhân đều không bị biến chứng. Kết quả xét nghiệm, siêu âm tim, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch cho thấy các tổn thương được phục hồi, vùng cơ tim bị nhồi máu hoạt động được cải thiện rõ rệt.

Bác sĩ Hùng cho biết, việc thực hiện liệu pháp này là do sự phối hợp của nhiều đơn vị. Quá trình lấy tủy xương để tách tế bào gốc và sàng lọc do các chuyên gia về huyết học Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, thực hiện tại phòng mổ có gây mê tủy sống.

Để muốn hoàn chỉnh quy trình ứng dụng tế bào gốc vào điều trị phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các chuyên khoa tim mạch, huyết học và các chuyên ngành khác như miễn dịch học, sinh hóa, gây mê hồi sức...

 

Viện Tim Quốc gia kết hợp với Bộ môn Tim mạch (Đại học Y Hà Nội) và Khoa Huyết học (Bệnh viện T.Ư Quân đội 108) là những đơn vị đầu tiên trên cả nước đi tiên phong trong nghiên cứu này.

 

Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, bệnh nhân nhồi máu cơ tim chiếm khoảng 10% tổng số bệnh nhân trong viện, trong số đó, 10 - 20% bệnh nhân sau khi được điều trị bằng các biện pháp can thiệp thông thường như nong, đặt stent, bắc cầu nối mạch vành vẫn còn tồn tại suy tim, giảm chức năng tim.

Kỹ thuật điều trị  bệnh lý tim mạch phối hợp ứng dụng liệu pháp tế bào gốc đang trong quá trình nghiên cứu nhưng đã khẳng định những thành công ban đầu, mở ra cơ hội sống khỏe cho bệnh nhân bị bệnh lý tim mạch.

Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, việc ứng dụng tế bào gốc vào điều trị bệnh vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu và còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ.

Những câu hỏi như ứng dụng tế bào gốc cho bệnh tim nào tốt nhất, dùng tế bào gốc với số lượng bao nhiêu, con đường đưa tế bào gốc vào cơ thể thế nào tốt nhất và có gây phản ứng phụ gì sau này không, vẫn gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học.

 

                                                                     Theo Báo Thanhnien

 

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục