Các tập đoàn lớn đang đầu tư mạnh cho công nghiệp phần mềm, nội dung số ứng dụng cho ĐTDĐ. Động lực dễ hiểu là ngành công nghiệp này hiện mang lại 6 tỉ USD doanh thu.

 

Tại VN, thị trường với trên dưới 60 triệu thuê bao di động, được đánh giá là rất tiềm năng, nhưng nguồn cung phần mềm trong nước vẫn quá mờ nhạt.

“Mỏ” tiềm năng

Có thể nói, dịch vụ viễn thông di động hiện nay đang trong giai đoạn quá độ. Đó là quá trình từ giai đoạn thô sơ dịch vụ thoại, tin nhắn SMS lên giai đoạn đa dịch vụ, trong đó dịch vụ nội dung ứng dụng cho di động đang là đích đến. Điều này chính là cơ hội làm cho “chiếc bánh” thị phần to lên của cả DN di động mà còn là cơ hội lớn cho các lập trình viên, DN phát triển phần mềm ứng dụng cho điện thoại di động...

Ông Nguyễn Việt Dũng - Phó GĐ chiến lược Viettel Telecom - cho rằng: Sở hữu số lượng thuê bao lớn, nếu nhà mạng đầu tư phát triển các kho ứng dụng di động thì các phần mềm tiềm năng sẽ được đảm bảo thương mại hoá thành công tới người dùng cuối, qua đó đảm bảo quyền lợi cho lập trình viên, nhà cung cấp trong thời gian hợp tác.

Ông Dũng minh chứng hiện kho ứng dụng Mstore do Viettel xây dựng, cung cấp với nhiều ứng dụng như iMuzik, MobiTV, DailyInfo... đang thu hút trên 20.000lượt tải/ngày. Đây thực sự là nguồn thu lớn và sẽ ngày càng lớn trong tương lai.

Tuy nhiên, theo số đông chuyên gia thì nhìn vào lĩnh vực này sẽ thấy dịch vụ nội dung của VN còn rất nghèo nàn, ít phần mềm mới được phát triển và ứng dụng. Theo Vinasa, VN hiện có trên dưới 45.000 lập trình viên và 400 trong tổng số 800 Cty IT có hoạt động lập trình.

Sản phẩm "Thành phố kỳ diệu - Avatar".  ảnh: B.T.C


Thế nhưng, bản thân các DN này cũng chưa dám đầu tư hoặc đầu tư nhiều cho viết phần mềm ứng dụng cho ĐTDĐ hướng trực tiếp đến người dùng trong nước. Lý do là tâm lý e ngại bị sao chép, khó thương mại hoá... Một “tấm gương” nữa khiến các doanh nghiệp này e ngại là thực tế các nhà mạng vẫn luôn chèn ép CPs trong phân định tỉ lệ ăn chia. Tất cả những lý do này khiến cho dù nhìn thấy “mỏ” tiềm năng, nhưng ít DN nào dám đầu tư khai thác.

Bắt đầu từ đâu?

FPT từng xây dựng, phát triển các phần mềm ứng dụng cho ĐTDĐ. Thậm chí, DN này còn kêu gọi được Nokia cùng tham gia. Tuy nhiên, chương trình này không mang lại kết quả.

Trong khi các DN, mạng di động còn đứng ngoài cuộc thì đầu năm 2010, Viettel chính thức quá trình “bắt đầu” nhảy sang lĩnh vực xây dựng, phát triển ứng dụng cho di động bằng cuộc thi viết ứng dụng, game trên ĐTDĐ. Đặc biệt, Viettel còn đưa ra cam kết với tỉ lệ người đoạt giải sẽ hưởng 60%, Viettel hưởng 40% doanh thu mà sản phẩm mang lại.

Với “động lực” này, đến nay sau 4 tháng phát động đã có gần 100 sản phẩm dự thi. Các chuyên gia CNTT cho rằng đây thực sự là bước tiến quan trọng cho lĩnh vực này. Theo “bật mí” của Ban tổ chức thì đã có các ứng dụng đáng lưu ý mà các thí sinh khai thác và tập trung phát triển là MShop, “Thành phố diệu kỳ - Avatar”, Đấu trường cân não, mạng xã hội, thương mại điện tử; các ứng dụng Dore đọc truyện tranh, tìm kiếm khách sạn, game...

Đặc biệt hơn, để vừa dự thi, vừa phát triển ứng dụng tiến gần đến quá trình thương mại hoá, Viettel đã lập mạng Mstore.vn/duthi/ để “tranh thủ” chất xám cộng đồng. Sau khi đưa lên trang Mstore.vn/duthi/ các ứng dụng và thí sinh đã nhận được nhiều phản hồi tích cực với nhiều lượt tải về dùng thư, góp ý, bình chọn. Với sự “khởi đầu mới” này, Viettel hy vọng sẽ khởi tạo kho ứng dụng phù hợp với người dùng VN.

                                                                                 Theo Báo Laodong

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục