Sau khi nóng trên diễn đàn Quốc Hội ở kỳ họp tháng 5.2010 vừa qua, đến nay một lần nữa vấn đề tác động và tác hại, phương thức quản lý game online (GO) một lần nữa nóng trở lại.

Trên các diễn đàn, nhiều ông bố, bà mẹ viết ra những lời đau đớn, xót xa khi con mình “nghiện” GO, sống trong thế giới ảo. Rồi đã biết bao nhiêu vụ án do những “con nghiện” GO gây ra. Mới đây, báo Lao Động cùng đông đảo báo giới còn gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng nghiện GO mùa hè, đồng thời cũng nêu lên thực trạng hàng loạt phụ huynh phải đưa con em mình đi... nhập viện tâm thần để cai nghiện GO.

Đến đây, tâm sự của một bà mẹ nghe mà thắt tim: Tôi không biết GO có lợi ích gì, nhưng việc có hàng trăm, hàng nghìn đứa trẻ mất đi vẻ ngây thơ, trong trắng, quên học hành, quên gia đình, vùi đầu vào GO để sống cuộc sống ảo... thì đủ thấy tác hại của nó lớn đến mức nào.

Các cơ quan quản lý vẫn thường nói nhiều đến quản lý. Đã nhiều hội thảo, diễn đàn, đã có nhiều quy định, nghị định, văn bản được ban hành để phục vụ cho việc quản lý đó. Vậy nhưng tại sao hệ lụy của GO vẫn phát tác. Nếu có thể đặt lên bàn cân, rất dễ để thấy lợi ích của GO ở đây chính là lợi ích của DN - chứ không phải lợi ích của cộng đồng, càng chưa thấy nhiều lợi ích cho thế hệ thanh - thiếu niên, nhi đồng hiện nay. Còn nếu nói về tác hại thì lại càng dễ để thấy, cộng đồng đang phải gánh chịu tác hại của GO nặng đến mức nào.

Có thể thấy, chủ trương là không cấm GO. Nhưng đã chủ trương không cấm thì cần phải quản và quản cho chặt để ít nhất có thể lợi ích chưa nhiều, nhưng tác hại không thể là quá lớn. Điều này là yêu cầu không phải là quá to tát, bởi thực tế ngay cả những quốc gia có nền công nghiệp GO phát triển mạnh trên thế giới đã quản lý tốt, giảm thiểu tác hại, phát huy lợi ích cho tất cả các bên liên quan.

Với những phân tích này thì thấy: Rõ ràng, lợi ích của GO ít - tác hại của GO nhiều, văn bản quy phạm pháp luật cũng đã sẵn sàng. Điều chưa sẵn sàng chính là sự vào cuộc quyết liệt từ phía cơ quan chức năng và hiệu quả chưa rõ ràng từ phương thức quản lý hiện nay.

                                                                                                      Theo LĐ

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục