F-35, loại máy bay tiêm kích tàng hình được Mỹ dự định thay cho toàn bộ hạm đội chiến đấu cơ, đã trở thành dự án sản xuất vũ khí ngốn nhiều tiền của nhất từ trước tới nay, trong bối cảnh chi tiêu công bị cắt giảm ngặt nghèo.


d
Chiếc F-35 đầu tiên của hãng Lockheed Martin trình làng năm 2006 ở Fort Worth, Texas.

Sau hàng loạt trục trặc và trì hoãn, dự án nói trên giờ sẽ ngốn một khoản tiền khổng lồ trị giá 382 tỉ USD cho 2.443 chiếc F-35. Đây là loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, được thiết kế có khả năng tránh được radar của địch và đảm bảo sự ưu việt của nền quân sự quốc phòng Mỹ trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, giờ đây giấc mộng đẹp của Mỹ đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi đối thủ tiềm tàng là máy bay tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc, mới thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình hôm 11.1.

Giới quân sự Mỹ đang đau đầu với chi phí ngày càng tăng để sản xuất một chiếc F-35. Một số quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, giá thành xuất xưởng một chiếc F-35 giờ đây đã tăng gấp đôi so với dự kiến chi phí ban đầu, lên mức 92 triệu USD. Bên cạnh đó, hợp đồng có thời hạn trong vòng 10 năm, bắt đầu từ năm 2001, giờ đã được gia hạn đến tận 2016 vì các vấn đề thiết kế và thử nghiệm.

F-35 tại Triển lãm Hàng không Singapore 2010.
F-35 tại Triển lãm Hàng không Singapore 2010.

Hãng Lockheed Martin của Mỹ đã được chọn để sản xuất 3 mẫu F-35 dựa trên nguyên mẫu X-35, với khả năng tấn công trên mặt đất cũng như thực hiện nhiệm vụ trinh sát trên không.

Theo đó, F-35A được thiết kế để thay thế F-16 và A-20 của Không quân Mỹ, trong khi F-35C được phát triển để biên chế trên hàng không mẫu hạm, hất cẳng chiếc F-18. Còn mẫu F-35B được chế tạo với khả năng cất cánh thẳng đứng, nhằm thay thế cho chiếc Harrier.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates từng cảnh báo, chi phí quá lớn cho dự án sản xuất máy bay tiêm kích tàng hình F-35 không thể tiếp tục kéo dài lâu hơn nữa. Ông cũng bày tỏ quan ngại trước khả năng cất cánh nhanh và hạ cánh thẳng đứng của loại chiến đấu cơ này. Với loại F-35B cất cánh nhanh và hạ cánh thẳng đứng, ông Gates yêu cầu phải tiến hành thử nghiệm trong ít nhất 2 năm. Bộ trưởng Quốc phòng kiên quyết, nếu như trong thời gian đó không hoàn thành việc thử nghiệm, hoàn tất chi phí và kế hoạch đưa vào sử dụng, thì dự án F-35B cần được huỷ bỏ.

Trong một động thái nhằm cắt giảm chi phí, Lầu Năm Góc đã quyết định trì hoãn việc mua 124 trong số 449 chiếc chiến đấu cơ này tới tận năm 2016.

d
Ảnh của Hải quân Mỹ chụp chiếc F-35 Lightning II.

Một trong những điểm gây tranh cãi khác là loại động cơ thứ hai cho máy bay chiến đấu do General Electric và Rolls Royce cung cấp trong trường hợp động cơ của Pratt & Whitney không đạt chuẩn. Ông Gates cho rằng, động cơ thứ hai này là không cần thiết.

Các chuyên gia phân tích quân sự cũng đồng tình rằng, toàn bộ dự án F-35 không khác gì một cái hố sâu hoắm để ngốn không biết bao nhiêu tiền. "Đây là dự án tiêu tốn hơn bất kỳ một chương trình quân sự nào khác" - Richard Aboulafia, một nhà phân tích công nghiệp vũ trụ của Teal Group cho biết. "Khó mà tin được rằng, một chương trình quân sự hoặc dân sự trong thập kỷ trước lại bị trì hoãn nhiều lần và tốn tiền đến như vậy".

Dẫu tốn tiền, nhiều tật, nhưng giờ đây khó mà thay đổi được việc sản xuất F-35, bởi ngoài Mỹ, cả Anh và 7 quốc gia khác đã lún sâu vào dự án này. Mỹ chịu 90% chi phí, phần còn lại là của Anh, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Canada, Đan Mạch, Thuỵ Điển, Na Uy và Australia.

Ngoài ra, một số quốc gia khác, trong đó có Israel và Singapore, đã ký hợp đồng mua F-35.

 

                                                                                 Theo LaoDong

 

 

Các tin khác


Vụ cháy rừng tại Yên Bái: Đốt cỏ ở bãi chăn thả gia súc làm cháy lan sang diện tích rừng

Đến 15 giờ 30 phút ngày 26/3, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xác định nguyên nhân và diện tích thiệt hại trong vụ cháy rừng xảy ra tại các bản Dào Cu Nha, Hú Trù Lình, xã Lao Chải.

Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục