"Mục tiêu của Q-Mobile là vượt Nokia trong năm 2011," ông Nguyễn Quang Minh nói. (Ảnh: Trung Hiền/Vietnam+)

Khẳng định một thương hiệu mới trong khi các hãng khác đã thống lĩnh thị trường là điều vô cùng khó khăn. Thế nhưng, chỉ sau một thời gian ra mắt, “hạt đậu nhỏ” của Việt Nam đang dần làm các đại gia điện thoại di động như Nokia, SamSung, Sony Ericsson phải dè chừng.

 

Trong không khí cởi mở đầu xuân Tân Mão, ông Nguyễn Quang Minh, Giám đốc “hạt đậu nhỏ” ABTel, đơn vị sở hữu thương hiệu điện thoại Việt Q-Mobile đã chia sẻ quãng đường đi của mình với phóng viên Vietnam+.

- Năm 2010, Q-Mobile đã chiếm 20% thị phần thị trường điện thoại tại Việt Nam. Con số này có làm làm hài lòng anh không?

Ông Nguyễn Quang Minh:
Không! Nhưng phát triển phải có lộ trình. Và việc tốc độ này cơ bản thì vẫn đang với kế hoạch đề ra.

- Anh đến với điện thoại như nào?

Ông Nguyễn Quang Minh: Năm 2003, Công ty Viễn thông An Bình (ABTel) được thành lập, với khởi điểm là nhà phân phối điện thoại di động Siemens.

Đến năm 2007, BenQ và Siemens sáp nhập, chúng tôi lại trở thành đối tác phân phối của BenQ-Siemens và cả HTC. Tuy nhiên, chúng tôi không đơn thuần chỉ làm công tác phân phối thương mại, mà còn rất nhiều công tác như sau bán hàng, marketing… giống như nhân viên của hãng.

Việc Siemens và BenQ sáp nhập chính là cú sốc lớn nhất với tôi. Song, đó cũng là xu hướng lúc bấy giờ: Nếu anh có tri thức, anh có thể dễ dàng tiếp cận công nghệ, bằng sáng chế mới nhất để tích hợp thành sản phẩm của mình. Còn trước đó, công nghệ, sáng chế bị các “ông lớn” kiểm soát và không chia sẻ nó cho bất kỳ đơn vị khác.

Về Q-Mobile, chúng tôi bắt đầu xây dựng dự án từ năm 2005. Đến tháng 5/2008, ABTel đã chính thức cho ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên.

- Tôi còn nhớ, nhắc đến điện thoại di động ở thời điểm đó, người ta đã quá quen với Nokia, Samsung, Sony Erricsons… Anh có gặp khó khăn gì không?

Ông Nguyễn Quang Minh: Khó khăn lớn nhất chúng tôi gặp phải là câu chuyện đi tiên phong. Trong khi đó, đầu tư phát triển một thương hiệu là rất lớn.

- Đã bao giờ anh bị “liểng xiểng” với ngân hàng vì Q-Mobile chưa?

Ông Nguyễn Quang Minh: (Cười) Trong quá trình kinh doanh của mình, tôi chỉ liểng xiểng hồi mới lập nghiệp, khi mở công ty làm phân phối thôi.

Ai làm kinh doanh cũng phải vay. Nhưng ở thời điểm ra Q-Mobile, hình như tôi cũng… giàu rồi nên không phải vay nhiều. Hơn nữa, chỉ sau một năm ra đời, Q-Mobile đã đứng thứ hai tại thị trường điện thoại di động Việt Nam, chỉ sau Nokia. Năm 2009, chúng tôi có khoảng 14% thị phần.

- Tại sao anh lại lấy tên thương hiệu điện thoại là Q, mà không phải là A, B, C hay gì đó?

Ông Nguyễn Quang Minh
: Cái tên Q-Mobile hoàn toàn do nhóm Makerting của ABTel đặt. Ý nghĩa cơ bản nhất của nó là: Q là cách gọi đơn giản, thân thương gần gũi, dễ nhớ. Ngoài ra, cách thức thiết kế thương hiệu của chúng tôi là tập trung hướng tới thị trường trẻ.

- Có người nói, điện thoại thương hiệu Việt chỉ là cái… vỏ. Thực chất chỉ là đồ “Made in China,” anh nghĩ sao?


Ông Nguyễn Quang Minh: Hiện nay, rất nhiều thương hiệu quốc tế chỉ kiểm soát phần nghiên cứu và phát triển, thiết kế. Còn phần sản xuất, gia công thì thuê đơn vị khác bởi đó là khu vực đòi hỏi nhiều nhân công nhất và giá trị gia tăng lại thấp nhất.

Thực tế, sở hữu công nghệ, triển khai thương hiệu với hệ thống thương mại thường chiếm 80% giá trị sản phẩm, còn gia công, sản xuất chỉ chiếm 20% mà thôi.

Tôi lấy ví dụ, ở Thành phố Hồ Chí Minh, có một số nhà sản xuất gia công giày, áo Adidas. Nhiều người ra nước ngoài mua được, lại rất bất ngờ vì thấy ghi là “Made in Viet Nam.” Song, thực chất, đó không phải là hàng thương hiệu Việt, và trong báo cáo GDP sẽ không có đóng góp. Bởi vậy cái “MADE IN” không thể hiện sản phẩm đó thuộc một công ty, thương hiệu, tập đoàn...

- Năm 2011, anh hướng Q-Mobile theo hướng nào?

Ông Nguyễn Quang Minh: Thời gian qua, Q-Mobile là “tay chơi” số 1 ở phân khúc trung cấp tại Việt Nam. Năm nay chúng tôi sẽ tham dự một số phân khúc mới như 3G, smartphone…

Vừa qua, tôi có ngồi với một số anh em Ấn Độ và rất có thể chúng tôi sẽ tham gia thêm vào phân khúc thị trường giá rẻ.

Ngoài ra, chúng tôi tiếp tục phát triển thương hiệu địa phương. Nghĩa là, hướng thiết kế theo thị hiếu của thị trường. Đây là điều khác với các thương hiệu quốc tế, khi họ đưa ra những sản phẩm chung, bán đa dạng trên các thị trường. Điều này cũng dễ dẫn đến việc có sản phẩm sẽ không phù hợp và bị đào thải.

Bên cạnh đó, thông điệp cuối cùng của tôi với thị trường năm nay là sự chuyển dịch từ nhà cung cấp thiết bị điện thoại sang nhà cung cấp các giải pháp cho điện thoại. Chúng tôi đã ký kết với Yahoo để chuẩn bị ra dòng điện thoại có ứng dụng riêng biệt.

- Có lần anh nói đến việc đưa Q-Mobile ra bán ở nước ngoài…?

Ông Nguyễn Quang Minh: Năm 2010, chúng tôi có xuất hai lô hàng phiên bản tiếng Anh sang Nigieria, nhưng địa bàn xa quá, lại chưa tìm được người chuyên trách nên phải dừng lại.

Còn ở một số nước quanh Việt Nam, chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu nhưng có một số trở ngại nhất định. Ví dụ, thị trường Lào và Campuchia quá nhỏ và nghèo, nên nếu các sản phẩm đưa vào thì phải là dòng thấp cấp.

Ở khu vực Đông Nam Á, đích ngắm của ABTel là Myanmar với dân số hơn 50 triệu, hạ tầng viễn thông đang ở giai đoạn đầu. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thị trường của những nước này.

Tuy nhiên, trọng tâm năm 2011 của ABTel vẫn là thị trường nội địa. Tôi nghĩ, khi bạn muốn thành công ở một vùng đất mới, thì bạn phải làm chủ sân nhà cái đã. Mục tiêu của chúng tôi vẫn là vượt Nokia (hiện, Nokia nắm khoảng 48-52% thị phần điện thoại di động ở Việt Nam)

- Liệu 2011, Q-Mobile sẽ đột phá thành công...?

Ông Nguyễn Quang Minh:
Chúng tôi đầu tư rất nhiều cho năm nay và có niềm tin chiến thắng. Nhưng hãy để đến cuối năm 2011, thực tế sẽ trả lời bạn.

- Câu hỏi cuối cùng, anh đang dùng điện thoại gì?


Ông Nguyễn Quang Minh: Tôi dùng 2 điện thoại: Q-Mobile và iPhone 4.

- Cảm ơn anh! Chúc anh và Q-Mobile sẽ đạt được những thành công như kế hoạch đặt ra trong năm Tân Mão./.

 

 

                                                                                   Theo TTXVN

 

 

 


Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục