Cây dó bầu sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên tại xã Thượng Tiến (Kim Bôi).

Cây dó bầu sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiên tại xã Thượng Tiến (Kim Bôi).

(HBĐT)- Cây dó bầu hay còn gọi là dó trầm, trầm hương, là loại cây quý. Giá trị cao nhất của cây dó bầu là kỳ nam và trầm hương. Ở tỉnh ta, cây dó bầu xuất hiện rải rác trong rừng tự nhiên huyện Đà Bắc. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên ở một số khu vực khác trên địa bàn tỉnh cũng rất phù hợp với việc sinh trưởng của cây dó bầu, do đó, năm 2006 Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh đã thực hiện đề tài “Trồng thử nghiệm cây dó bầu quy mô hộ gia đình tại xã Thượng Tiến, huyện Kim Bôi”.

 

Ông Nguyễn Ngọc Hồng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh cho biết: Xã Thượng Tiến là vùng đệm của khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến với nhiều loài động, thực vật phong phú, nơi đầu nguồn của sông Bôi, khí hậu, sinh thái còn mang tính chất khí hậu rừng. Độ ẩm trung bình 85%, nhiệt độ trung bình 23,50C rất phù hợp cho cây dó bầu sinh trưởng và phát triển. Gần đây, một số nơi đã chủ động trồng cây dó bầu để tạo trầm hương và chưng cất tinh dầu. Bằng các tác động KH- KT để tạo trầm ở những cây 8 – 10 năm tuổi, mỗi ha cho lợi nhuận hàng tỷ đồng. Vì vậy, ở tỉnh ta, việc trồng thử nghiệm cây dó bầu, làm cơ sở cho xây dựng quy trình gây trồng, chăm sóc cây dó bầu là cần thiết, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ dân.

 

Với mong muốn so sánh quá trình sinh trưởng, cho tinh dầu và khả năng tạo trầm của cây dó bầu có xuất xứ tại Đà Bắc và cây dó bầu có nguồn gốc tại Hương Sơn – Hà Tĩnh, Ban chủ nhiệm đề tài đã chọn 88 hộ thuộc 4 xóm của xã Thượng Tiến trồng thử nghiệm 12.000 cây trên diện tích 15 ha. Trong đó, Ban chủ nhiệm hỗ trợ cây giống, phân vô cơ, kỹ thuật trồng, chăm sóc, theo dõi tăng trưởng chiều cao, đường kính, khả năng tạo trầm. Các hộ dân tham gia có trách nhiệm chấp hành theo yêu cầu kỹ thuật, đóng góp ngày công lao động, trồng, chăm sóc, bảo vệ cây, toàn bộ sản phẩm của cây dó bầu, hộ gia đình được hưởng sau thu hoạch.

 

Sau 5 năm thực hiện, đến nay, đề tài đã đạt được những kết quả đầu tiên. Đưa chúng tôi đi thăm các hộ gia đình trồng dó bầu trên địa bàn xóm Khú, ông Bùi Văn Thao - trưởng xóm đánh giá: cây dó bầu có sức sống khoẻ, dễ trồng, tỷ lệ cây sống sau hai năm trồng đạt cao, phù hợp với đất, tập quán trồng của người dân Thượng Tiến. Giai đoạn cây còn nhỏ có thể trồng xen trong cây nông nghiệp vừa làm tán che, vừa tăng độ ẩm cho cây. Sâu bệnh thường gặp ở cây dó bầu là sâu khoang ăn lá tập trung cục bộ theo từng đám, mức độ ảnh hưởng là nghiêm trọng vì sâu ăn trụi hết lá, ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây nhưng có thể sử dụng các loại thuốc BVTV thông thường để ngăn chặn.

 

Sau 5 năm triển khai đề tài đã cho thấy, cây dó bầu sinh trưởng, phát triển tốt, thích ứng với điều kiện sinh thái khu vực Thượng Tiến. Hiện nay, toàn bộ 12.000 cây dó bầu 5 năm tuổi đang được chính quyền và nhân dân xã Thượng Tiến cam kết tiếp tục chăm sóc, quản lý, bảo vệ.

 

Đánh giá về giá trị thực tiễn của đề tài, Chủ tịch Hội Liên hiệp các Hội KH & KT tỉnh khẳng định: cây dó bầu sinh trưởng tốt trên đất Thượng Tiến là kết quả đáng phấn khởi. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện cần vì để xác định được khả năng tạo trầm, tạo tinh dầu trầm của cây dó bầu phải chờ thêm khoảng 3 – 5 năm nữa. Khi cây có đường kích thích hợp tiến hành khoan, đục, cấy hoá chất kích thích tạo trầm. Qua đó mới xác định được rõ khả năng tạo trầm tại vùng Thượng Tiến nói riêng, tỉnh ta nói chung để có cơ sở phát triển nhân rộng loại cây quý này ra toàn tỉnh.

                                                                                                                       

                                                                             Dương Liễu

 

Các tin khác


Đảm bảo an toàn hồ, đập trên địa bàn các huyện, thành phố

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1139/SNN-TL về việc đảm bảo an toàn các hồ, đập trên địa bàn các huyện, thành phố.

Chủ động phòng chống cháy rừng mùa nắng nóng

Hiện đã bước vào mùa Hè, cũng là những tháng cao điểm nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3 vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại trên 8,8 ha. Trước thực tế đó, các ngành chức năng và các địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống cháy rừng và triển khai các biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất cháy rừng xảy ra.

Xã Xuân Thủy không chủ quan, lơ là trước thiên tai

Từ năm 2021 - 2023, trên địa bàn xã Xuân Thủy (Kim Bôi) xảy ra 2 vụ tai nạn khiến 2 người tử vong tại khu vực suối, ngầm tràn. Trước nguy cơ cao mất an toàn vào mùa mưa bão, cấp ủy, chính quyền địa phương quyết liệt chỉ đạo các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân.

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 13/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-20 mm, có nơi trên 40 mm.

Hành động sớm - chủ động trước thiên tai

Đó là chủ đề Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ phát động, với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống thiên tai để xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Thời tiết giao mùa: Cảnh báo dông sét, mưa đá

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, tháng 5 là giai đoạn có sự chuyển biến thời tiết từ mùa lạnh sang mùa nóng, mùa khô sang mùa mưa ở Bắc Bộ nên các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm, đặc biệt ở vùng núi do tác động của địa hình có thể tạo ra các ổ mây đối lưu phát triển mạnh, hệ quả là gây ra các trận dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục