Nông dân xã Yên Mông (TPHB) tăng cường phun thuốc phòng trừ sâu bệnh gây hại trên lúa mùa.

Nông dân xã Yên Mông (TPHB) tăng cường phun thuốc phòng trừ sâu bệnh gây hại trên lúa mùa.

(HBĐT) - Theo Trạm BVTV thành phố Hòa Bình, hiện nay, trên lúa mùa xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại với mật độ sâu non lứa 4 trung bình từ 5 - 10 con/m2, cục bộ có nơi tới 15 - 20 con/m2. Sâu non cuốn lá nhỏ lứa 5 nở rộ và gây hại từ cuối tháng 8 và đầu tháng 9. Nếu không có biện pháp chủ động phòng trừ kịp thời sâu cuốn lá nhỏ sẽ bùng phát và gây hại mạnh trên các trà lúa mùa.

 

Vụ mùa năm nay, thành phố Hoà Bình gieo cấy 457 ha. Cơ cấu giống được đưa vào gieo cấy chủ yếu là các giống thuần BC15, TBR1, AYT17, khang dân, bao thai. Trong đó, trà sớm có gần 100 ha, chủ yếu là trà chính vụ và có gần 50 ha trà cực muộn cấy giống bao thai tại các xã Dân Chủ, Yên Mông đợi lũ rút xong mới cấy. Ông Hoàng Văn Tuân, Trạm trưởng Trạm BVTV thành phố Hòa Bình cho biết: Cơ bản toàn bộ diện tích lúa mùa đã cấy đang trong giai đoạn cuối đẻ nhánh và đẻ nhánh rộ. Đây cũng là thời kỳ cây lúa mẫn cảm nhất với các loại sâu bệnh hại. Thời gian vừa qua thời tiết diễn biến phức tạp, mưa nắng xen kẽ, độ ẩm không khí cao là điều kiện thuận lợi để nhiều loại sâu bệnh phát sinh và lây lan nhanh. Thêm vào đó, do thời gian chuyển vụ ngắn nên nguồn sâu bệnh hại tồn nhiều trên đồng ruộng, trong khi đó, người dân chưa thực sự chú trọng vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch để tiêu diệt nguồn bệnh phát sinh gây hại cho vụ sau.

Qua theo dõi đồng ruộng trong những ngày qua trên các trà lúa đã xuất hiện rải rác các đối tượng sâu bệnh gây hại như ốc bươu vàng, tập đoàn rầy, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm… Mặc dù sâu bệnh hại lúa tuy mới xuất hiện cục bộ trên diện tích ít nhưng ngành chức năng và các địa bàn đã tích cực chỉ đạo bà con nông dân tập trung chăm sóc, phòng trừ không để lây lan ra diện rộng. Tuy nhiên, với tình hình thời tiết cộng thêm tình trạng một số người dân phun thuốc trừ rầy, sâu cuốn lá nhỏ chưa đúng cách như hiện nay, nguy cơ bùng phát dịch sâu cuốn lá nhỏ lứa 5, 6 gây hại mạnh trên diện rộng vào cuối tháng 8, đầu tháng 9 và sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Ông Hoàng Văn Tuân cho biết: Ngay từ đầu vụ, Trạm thường xuyên  thông báo, dự báo tình hình sâu bệnh 7 ngày và trong tháng tới các xã, phường. Trong đó, Trạm đã có khuyến cáo, hướng dẫn bà con nông dân sử dụng các loại thuốc đúng đối tượng, liều lượng để đạt hiệu quả cao trong phòng trừ sâu bệnh. Dù vậy, khi trên đồng ruộng mới bắt đầu xuất hiện tình trạng sâu cuốn lá nhỏ lứa 4 với mật độ 10 con/m2 bà con đã tiến hành phun thuốc. Do đó không chỉ sâu cuốn lá lứa 4 lúc này đã nằm trong kén không chết mà còn làm chết hết thiên địch và nguy cơ bùng phát dịch sâu cuốn lá nhỏ lứa 5, 6 vào cuối tháng 8, đầu tháng 9, giai đoạn lúa đang đứng cái ôm đòng là điều khó tránh khỏi.

Để chủ động phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ phát sinh, phát triển gây hại trên diện rộng, Trạm BVTV thành phố đã ra công văn về việc quản lý sâu cuốn lá nhỏ hại lúa mùa tới UBND các xã, phường và HTX nông nghiệp. Trong đó, đề nghị các đơn vị nêu trên chỉ đạo khuyến nông viên và trưởng thôn, xóm tăng cường kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, chú trọng giai đoạn cây lúa mẫn cảm với dịch bệnh từ trung tuần tháng 8 đến cuối vụ. Đặc biệt, lưu ý chỉ tiến hành phun thuốc BVTV khi mật độ sâu cuốn lá nhỏ có từ 20 con/m2 trở lên giai đoạn lúa đứng cái - ôm đòng. Sử dụng luân phiên các loại thuốc đặc hiệu để trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa như: Dragon 585EC, Silsau 3.6EC, Patox 95SP, Monster 40EC… phun theo nồng độ, liều lượng khuyến cáo trên bao bì sản phẩm. 

 

                                                                          Hồng Ngọc 

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục