Công nghiệp vi mạch được xác định rõ ở vị trí số 1 trong chương trình phát triển công nghệ mà Bộ Khoa học và Công nghệ (KH và CN) sẽ trình Chính phủ phê duyệt. Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển công nghệ này nhưng bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn. Vậy làm thế nào để đưa ngành công nghiệp này phát triển như kỳ vọng?

Tiềm lực và lợi thế đều có sẵn

Sự kiện  Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn  gấp rút chuẩn bị để xây dựng nhà máy sản xuất Chip điện tử 200 triệu USD đã hé mở cho chúng ta thấy tương lai gần của ngành công nghiệp vi mạch. Công nghệ vi mạch là lĩnh vực góp phần  đáng kể vào tổng sản lượng quốc gia của nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh đó, còn là động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghệ khác trong cơ giới hóa và điện tử hóa vì hầu như tất cả các thiết bị hiện dùng đều có sự hiện diện của vi mạch bên trong. Doanh thu từ lĩnh vực vi mạch, bán dẫn của thế giới được dự đoán chiếm đến 35% tổng doanh thu toàn ngành điện tử vào năm 2010 (khoảng 350 tỷ USD/1.000 tỷ USD) và tiếp tục gia tăng ở mức 6,1%/năm. Tại Nhật Bản, thu nhập của thiết kế vi mạch mang lại 30 đến 40% GDP.

Ở nước ta, ngành công nghiệp bán dẫn được các chuyên gia đánh giá  mới ở bước khởi đầu. Việt Nam chỉ mới bắt đầu thiết kế vi mạch nhưng phải sử dụng các phần mềm chuyên nghiệp thuê bao từ nước ngoài. Theo ước tính của các chuyên gia, thị trường Việt Nam đến năm 2012 sẽ tiêu thụ khoảng 1,9 tỷ USD các sản phẩm từ công nghiệp vi mạch bán dẫn, nhưng hiện nay vẫn chưa có nhà máy nào ở Việt Nam được tổ chức xây dựng một cách bài bản và chuyên nghiệp để sản xuất các mặt hàng này. Vì vậy để phát triển tương xứng với tiềm năng và mang lại doanh số cao thì cần phải chú trọng hơn nữa việc đẩy mạnh phát triển hoạt động thiết kế vi mạch, bán dẫn. Ðồng thời, đây cũng là biện pháp góp phần tổng hợp sức mạnh cho ngành CNTT Việt Nam đang trên đà phát triển.

Nhận thức rõ được tầm quan trọng của ngành công nghiệp này, nên trong chương trình phát triển công nghệ chuẩn bị trình Thủ tướng của Bộ Khoa học  và Công nghệ, thiết kế vi mạch đang đứng ở vị trí số một.

Việc khởi động dự án xây dựng nhà máy sản xuất chip đầu tiên của Việt Nam cho thấy những dấu hiệu khả quan, tạo động lực quan trọng để chuyển từ nền công nghiệp  sử dụng nhiều lao động sang một nền công nghiệp kỹ thuật cao. Khá nhiều lợi thế cho Việt Nam  khi tiếp cận lĩnh vực này như nhân lực trẻ, dồi dào, đạt nhiều giải thưởng cao về thiết kế vi mạch trên thế giới... Ðồng thời, xu hướng gia tăng về mức tiêu thụ bán dẫn, về các dịch vụ ngành công nghệ điện tử nói chung rất lớn.

Chọn hướng đi nào?

Theo đánh giá của một số chuyên gia, Việt Nam mới chỉ tạo đà trên đường đua về sản phẩm vi mạch vốn đã gặt hái được nhiều thành công ở các cường quốc về CNTT như Mỹ, Nhật Bản thì việc định hướng và lựa chọn công nghệ nào để phát triển là yếu tố sống còn, quyết định hàng Việt Nam có thắng được hay không. Trong số các công nghệ, nhiều chuyên gia cho rằng, RFID (nhận dạng dựa trên vô tuyến) hiện nay đang  là công nghệ chủ chốt không cưỡng được của xu hướng thế giới. RFID được ứng dụng rộng rãi trong nhận diện hàng hóa (thay mã vạch), trong lưu thông hàng hóa, truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, chống hàng giả,... Ðặc biệt hiện nay, một số nước như Mỹ, Ma-lai-xi-a đang hướng đến việc làm hộ chiếu, chứng minh nhân dân (CMND) có gắn RFID, một số hãng điện thoại như Nokia, Siemmens cũng sắp công bố điện thoại có gắn RFID. Chúng ta nên lựa chọn những sản phẩm gần gũi, nhỏ, vừa sức như chip cho đồ gia dụng (máy giặt, vi sóng...) hay gắn chip truy tìm sản phẩm cho hàng nông sản Việt Nam để xuất khẩu... Ðây là những sản phẩm đang bị chúng ta bỏ ngỏ cho doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên, để phát triển lĩnh vực này, bên cạnh việc hoạch định chiến lược phù hợp thì cần có những chính sách cụ thể và nguồn vốn nhất định. Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần phải có sự hợp tác với các đối tác nước ngoài về nguồn vốn và công nghệ thực hiện để tận dụng, tổng hợp nhiều nguồn lực cho phát triển. Bên cạnh đó, cần đầu tư đúng mức cho nghiên cứu phát triển công nghệ và chương trình đào tạo, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trung tâm phát triển vi mạch với các trường đại học trong nước, nhằm tạo ra nguồn nhân lực chuyên nghiệp, quan trọng nhất là nhận được sự hỗ trợ có hệ thống từ Chính phủ để phát triển và chiếm lĩnh thị trường.

Ðể nhận định đầy lạc quan 10 năm nữa ngành công nghiệp vi mạch của Việt Nam sẽ có một vị trí nhất định trên bản đồ vi mạch thế giới, cần nhiều nỗ lực của các cơ quan hữu trách.

 

                                                                                 Theo Báo ND

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục