Sở NN&PTNT tổ chức tập huấn kỹ thuật sử dụng và bàn giao máy cơ giới cho các hộ tham gia mô hình “Xây dựng tổ hợp tác ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất chè tại huyện Lạc Thủy.

Sở NN&PTNT tổ chức tập huấn kỹ thuật sử dụng và bàn giao máy cơ giới cho các hộ tham gia mô hình “Xây dựng tổ hợp tác ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất chè tại huyện Lạc Thủy.

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh đã bước đầu hình thành một số vùng SXHH tập trung. Tuy nhiên, nỗ lực đưa máy móc vào phục vụ SX lại mới chỉ đạt những kết quả khiêm tốn. Điều này đồng nghĩa với việc cần có sự bứt phá mạnh mẽ hơn để tạo đà cần thiết cho quá trình cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh.

 

Được biết, chương trình cơ giới hóa nông nghiệp nằm trong mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn đang được tỉnh tích cực thực hiện. Những năm gần đây, đa số nông dân trong tỉnh đã bước đầu làm quen với các loại máy móc phục vụ SX. Trên đồng ruộng, sự xuất hiện của máy cày, bừa, tuốt lúa... đã trở nên quen thuộc. Trong các xóm, bản xa xôi đã vang lên âm thanh đặc trưng của máy xay xát, máy tẽ ngô... Người dân nhiều nơi đã biết cầm thuần thục trên tay chiếc máy phun thuốc BVTV... Đó là những dấu hiệu sinh động cho thấy lộ trình cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh đã có những khởi đầu chắc chắn. Cùng với sự tham gia hữu hiệu của các loại máy móc phục vụ SX, trên địa bàn tỉnh đã đã hình thành một số vùng SXHH tập trung như vùng cây nhãn, vải ở huyện Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng cây có múi (cam, chanh, bưởi) ở huyện Cao Phong, Kim Bôi; vùng mía nguyên liệu ở Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy; vùng chè xanh ở Lạc Thủy, Yên Thủy, Lương Sơn; vùng chè Shan tuyết ở Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc...

 

Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở NN&PTNT, quá trình cơ giới hóa nông nghiệp mới chỉ đạt những kết quả khiêm tốn, thể hiện ở những con số không tương xứng với nhu cầu phát triển của thực tiễn SX. Cụ thể: trong lĩnh vực trồng trọt, thống kê sơ bộ cả tỉnh mới chỉ có khoảng trên 1.200 máy làm đất nhỏ và 700 máy xay xát chế biến nông sản. Việc áp dụng thiết bị, máy móc trong lĩnh vực chăn nuôi lại càng hạn chế hơn. Con số 539 máy chế biến thức ăn thô (chủ yếu là máy nghiền thức ăn) và hơn 100 máy chế biến thức ăn thủy sản phần nào cho thấy sự manh mún. Trên địa bàn tỉnh mới chỉ có khoảng chục trang trại chăn nuôi có đầu tư hệ thống nước uống tự động, chế biến thức ăn thô... nhưng khâu giết mổ, bảo quản hầu như không có sự tham gia của máy móc. Còn trong ngành lâm nghiệp, từ khâu SX giống đến các khâu trồng rừng, khai thác, vận chuyển, sơ chế tập trung... đều chủ yếu là lao động thủ công, ít có sự trợ giúp của máy móc. Thống kê toàn tỉnh có 264 cơ sở chế biến lâm sản nhưng mức độ cơ giới hóa đang hạn chế ở mức thấp nhất, chi phối không ít đến hiệu quả SX và chế biến lâm sản. Trong nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản, hoạt động chủ yếu là các hộ gia đình nhỏ lẻ, thủ công, mức độ cơ giới hóa rất ít. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở chế biến thủy sản, việc khai thác, đánh bắt thủy sản trên vùng lòng hồ Hòa Bình chủ yếu là thuyền nan, rất thủ công và kém hiệu quả. Ngoài ra, tỉnh cũng có các cơ sở dịch vụ cung ứng máy cơ khí nông nghiệp, sửa chữa, dịch vụ cày, gặt, tuốt, đập... song so với nhu cầu thực tế thì còn thấp. Đặc biệt, tỉnh chỉ có một số CSSX dụng cụ SX nhỏ, thô sơ như dao, rìu, liềm, hái, cuốc, xẻng..., chứ chưa có cơ sở sản xuất, chế tạo máy cơ khí nông nghiệp.

 

Cho rằng cần tạo được sự bứt phá để quá trình cơ giới hóa SXNN của tỉnh diễn ra mạnh mẽ hơn, ông Bùi Văn Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh đề cập đến sự cần thiết của “các gói kích cầu” - tức là sự vào cuộc kịp thời, thiết thực, hiệu quả của Nhà nước, chính quyền địa phương và các đơn vị chuyên ngành nhằm hỗ trợ nông dân tiếp cận tốt hơn với các loại máy móc phục vụ SXNN. Đơn cử như Đề án “Hỗ trợ lãi suất cho nông dân mua máy, thiết bị phục vụ SXNN giai đoạn 2009 - 2011” do HND tỉnh chủ trì thực hiện. Đề án được UBND tỉnh phê duyệt tại QĐ số 1735/QĐ-UBND ngày 8/8/2008. Theo đó, số lượng máy nông nghiệp dự kiến cung ứng trong 3 năm 2009 - 2011 là 1.000 máy, tổng mức đầu tư dự kiến gần 24.214 triệu đồng. Sau gần 3 năm thực hiện, toàn tỉnh đã có gần 500 máy nông nghiệp được cung ứng theo khuôn khổ thực hiện Đề án. “Tuy kết quả thực hiện chưa đảm bảo kế hoạch đề ra nhưng rõ ràng có thể coi đây là một “gói kích cầu” tạo ra sự bứt phá cần thiết, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn lộ trình cơ giới hóa nông nghiệp của tỉnh” - ông Bùi Văn Bình nhấn mạnh.

 

                                                                                         Phan Anh

 

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục