Nhân dân xã Mai Hạ (Mai Châu) xây dựng kênh, mương phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhân dân xã Mai Hạ (Mai Châu) xây dựng kênh, mương phục vụ sản xuất nông nghiệp.

(HBĐT) - Chương trình xây dựng NTM đã tạo được khí thế quyết tâm của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận trong xã hội và mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Thế nhưng nhận thức về bản chất của chương trình ở một số cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa đúng, chưa đủ, chưa toàn diện.

 

Nhận thức về chương trình còn hết sức phiến diện không chỉ ở người dân mà ngay cả cán bộ chính quyền cơ sở cũng coi đây là một chương trình đầu tư từ ngân sách Nhà nước. Do đó, nội lực ở mỗi địa phương chưa phát huy, sự chủ động, tự giác của cộng đồng dân cư chưa có chuyển biến căn bản, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách Nhà nước đang phổ biến ở nhiều xã. Tỉnh đã có lộ trình đầu tư hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật cho các địa phương trong giai đoạn từ nay đến năm 2015. Nhiệm vụ của chính quyền cơ sở là tổ chức triển khai thực hiện, vận động nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia. Xây dựng NTM có nhiều tiêu chí không chỉ đòi hỏi tiền đầu tư mà phải bằng sự quyết tâm của mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi thôn, xã, sự đồng thuận, chung sức, chung lòng của cả cộng đồng. Mỗi người dân sống trên địa bàn, là chủ thể của chương trình nên phải phát huy được vai trò “Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân quản lý và dân hưởng lợi”.

 Phó Chủ tịch UBND xã Phong Phú (Tân Lạc) Bùi Quang Hiên cho biết: Là xã làm điểm của tỉnh và huyện, thời gian qua được các sở, ngành hướng dẫn tập huấn nhiều nhưng quả thật, tư duy đầu tư của Nhà nước vẫn còn nặng nề trong cách nghĩ, cách làm của cả cán bộ và người dân trong xã. Không phải cứ Nhà nước đầu tư nhiều thì thành xã NTM mà quan trọng nhất là sự vận động nội tại trong cộng đồng dân cư, từ chính cách chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Để mọi người dân hiểu thực hiện xây dựng NTM là chương trình vận động toàn xã hội tham gia, trong đó, Nhà nước có vai trò hướng dẫn, hỗ trợ. Bên cạnh việc huy động đóng góp bằng tài chính, vật chất cần huy động sự đóng góp ngày công của người dân thông qua các cuộc phát động phong trào làm thuỷ lợi, xây dựng công trình giao thông, xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao của xã, thôn.

 

Một trong những vướng mắc nhất ở các xã hiện nay là việc lập đề án và đồ án quy hoạch NTM. Trao đổi với chúng tôi, nhiều đơn vị tư vấn và các xã đều cho biết, điều họ học được lớn nhất là phương pháp, cách lập đề án, đồ án quy hoạch, còn lãnh đạo các huyện hiểu sâu, cặn kẽ, bài bản hơn về phương pháp thẩm định đề án, đồ án quy hoạch NTM cấp xã. Một bản đồ án 3 chung (quy hoạch xây dựng, quy hoạch sản xuất, quy hoạch sử dụng đất) quy hoạch thế nào cho đầy đủ theo hướng dẫn của các bộ, ngành đến cách thức tổ chức buổi thẩm định, phương pháp thẩm định của Hội đồng. Đại diện một đơn vị tư vấn đang thực hiện lập đồ án quy hoạch NTM cho biết: Chúng tôi học được rất nhiều điều từ phương pháp lập đồ án như lấy ý kiến tham gia của người dân, chính quyền, cập nhật các thông tin số liệu, bản đồ trình chiếu như thế nào để truyền đạt được tốt nhất ý đồ của bản đồ án, làm thế nào để tiết kiệm được chi phí trong quá trình triển khai thực hiện...

 

Lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết: Sở đã hướng dẫn các xã, đơn vị tư vấn về thực hiện lập quy hoạch NTM cấp xã theo sổ tay hướng dẫn của Bộ Xây dựng, các thông tư liên ngành của các bộ. Tuy nhiên, do hiểu chưa đúng bản chất của chương trình nên trong đồ án quy hoạch của các xã hiện nay mới chỉ là quy hoạch chung chứ chưa đề cập sâu đến từng quy hoạch cụ thể như: sử dụng đất, xây dựng, phát triển sản xuất. Do đó, đơn vị tư vấn khi lập quy hoạch cần có sự nghiên cứu, đánh giá sâu hơn về mối liên hệ vùng, thể hiện được tâm tư, nguyện vọng, mong muốn của người dân, có như vậy, những số liệu đưa ra trong đồ án mới có tính khả thi và không phải là con số treo. Lưu ý trong Hội đồng thẩm định đề án và đồ án quy hoạch phải có sự tham gia của đại diện thôn. Về tỷ lệ bản đồ với quy hoạch chung xây dựng theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 còn quy hoạch chi tiết 1/500 hoặc 1/2.000.

           

 

                                                                     Đinh Thắng

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục