45 đội thi đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước sẽ bước vào tranh tài trong cuộc thi “Thiết kế xe chạy bằng năng lượng mặt trời” do Trung tâm Tiết kiệm năng lượng (Sở Khoa học Công nghệ TPHCM) tổ chức tại Khu Công nghệ cao (quận 9) vào sáng 24-10. Những tay lái nghiệp dư đang háo hức từng ngày, chờ “đứa con cưng” của mình lăn bánh trên đường đua xanh.

Lợi dụng nắng tạo... ô tô

Mấy tuần nay, khu đất trống trong khuôn viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM nhộn nhịp hẳn lên bởi những âm thanh hàn chì, khoan, cắt đục… từ những xưởng cơ khí dã chiến do các sinh viên của trường lập ra.

Nguyễn Hữu Đông, sinh viên năm cuối, Khoa Cơ khí chế tạo máy, cho biết: “Ngay khi nhận được giấy đăng ký từ ban tổ chức cuộc thi “Thiết kế xe chạy bằng năng lượng mặt trời”, chúng tôi đã nhanh chóng lập 4 đội đua và đề xuất các ý tưởng thiết kế cho xe. Hy vọng từ những cuộc thi như thế này, sẽ có nhiều chiếc xe sử dụng năng lượng sạch được sáng tạo và ứng dụng vào cuộc sống”.

Dưới cái nắng hơn 35°C, mồ hôi ướt đẫm trán, các thành viên đội Green Car (ĐH Giao thông Vận tải TPHCM) canh chỉnh lại lần cuối các tấm pin năng lượng mặt trời cho xe ngay giữa sân trường. Thầy Lê Công Danh, đội trưởng đội đua của trường, tâm sự: “Đến nay, hai xe đã gần hoàn thiện. May mắn của cả đội là được lãnh đạo nhà trường quan tâm và tạo điều kiện tốt cả vật chất lẫn tinh thần. Nhờ trời nắng gắt mấy hôm nay nên các bạn sinh viên đang cho xe chạy thử và canh chỉnh các thiết bị để xe đạt tốc độ cao nhất”.
 

Các thành viên đội Green Car (ĐH Giao thông Vận tải TPHCM) canh chỉnh lại lần cuối các tấm pin năng lượng mặt trời cho xe.

Đặc biệt, ngoài sinh viên và các kỹ sư trẻ, cuộc thi còn có sự tham gia của các thành viên U.50 - U.60 lẫn các em học sinh cấp THCS. Tuy tuổi đời khác nhau nhưng giữa họ có chung sự nhiệt tình với công nghệ mới, với sự nghiệp bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.

Thầy Trần Tất Linh, giảng viên ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, một trong những thành viên đề xuất ý tưởng của cuộc thi, cho biết: “Mục đích cuộc thi là khuyến khích các nhà khoa học và kỹ sư tương lai tư duy sáng tạo ứng dụng các nguồn năng lượng xanh vào thực tế. Bên cạnh đó, cuộc thi còn là nơi để các doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồn nhân lực từ các sinh viên sắp ra trường”.

Đứng trước thử thách

Khoa Sáng tạo - Nhà Thiếu nhi Thủ Đức cũng góp mặt tại cuộc thi năm nay 3 thành viên còn học phổ thông. Ngoài giờ học, các em chạy ngay đến phòng chế tạo của thầy để làm việc. Em tạo mẫu, em mang các ống kim loại đi hàn khung, có em giúp thầy thiết kế mạch điện tử.

Thầy Phan Thanh Giàu, Chủ nhiệm Khoa Sáng tạo - Nhà Thiếu nhi Thủ Đức kể: “Lúc đầu, phụ huynh tìm đến than phiền vì sợ các em tập trung cho cuộc thi mà lơ là việc học. Chúng tôi phải thuyết phục rất nhiều, cộng thêm sự quyết tâm từ các em, nên phụ huynh mới đồng ý”.
 
Trong các thành viên của đội, Ngọc Mỹ là thành viên nhỏ nhất (học lớp 9, Trường THCS Bình Thọ, quận Thủ Đức) lại là nữ. Với em cuộc thi không đơn thuần chỉ dành cho các bạn nam. Mỹ cho biết: “Em đã tham gia nhiều cuộc thi về sáng tạo cho thanh niên TP, nên không xa lạ gì với dây điện, bánh xe, ốc vít… Xe đã làm xong mà chưa đến ngày thi đấu, em càng nóng ruột. Mấy hôm nay, trời không nắng, xe không chạy đúng thiết kế nên tụi em càng lo lắng hơn”.
 
Khát khao biến ý tưởng thành hiện thực, các thí sinh đã thức đêm, tập trung nghiên cứu, mong muốn được nhìn thấy “đứa con cưng” của mình ra đời.

Trần Thái Sơn, Đội trưởng đội đua Trường ĐH Việt - Đức chia sẻ: “Tổng số tiền thiết kế 2 chiếc xe đã lên đến 50 triệu đồng. Ngoài nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ từ nhà trường, các thành viên phải hoãn ngày đóng học phí để góp tiền làm quỹ cho đội. Đây là cuộc thi khá bổ ích, giúp chúng tôi vừa chơi vừa học. Cả nhóm đang đếm ngược từng ngày chờ “đứa con cưng” của mình lăn bánh trên đường đua xanh vào ngày 24-10 tại Khu Công nghệ cao (quận 9)”.

 

                                                                         Theo Báo SGGP

 

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục