Quá bức xúc trước tình trạng xả thải chất độc hại chưa qua xử lý ra môi trường, người dân đã lập barie, dựng lều không cho Nhà máy chế biến quặng của Công ty THT hoạt động.

Quá bức xúc trước tình trạng xả thải chất độc hại chưa qua xử lý ra môi trường, người dân đã lập barie, dựng lều không cho Nhà máy chế biến quặng của Công ty THT hoạt động.

(HBĐT) - Quá bức xúc trước tình trạng xả thải chất độc hại chưa qua xử lý trong quá trình sản xuất ra môi trường của Nhà máy chế biến quặng đa kim thuộc Công ty TNHH khai thác khoáng sản Hòa Bình THT (gọi tắt là Công ty THT), ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất nên người dân ở xóm Rụt, xã Tân Vinh (Lương Sơn) đã dựng barie chặn cổng, không cho nhà máy tiếp tục hoạt động sản xuất...

 

Vừa vận hành thử đã gây ô nhiễm môi trường

 

Nhà máy chế biến quặng đa kim của Công ty THT được cấp phép đầu tư xây dựng từ năm 2007 tại xóm Rụt, xã Tân Vinh (Lương Sơn). Sau khi được cấp phép, Công ty THT đã thực hiện các bước triển khai xây dựng Nhà máy, năm 2009 bắt đầu đi vào vận hành thử nghiệm. Đến năm 2010, Nhà máy dừng hoạt động để tiếp tục hoàn thiện các hạng mục. Sau khi cơ bản hoàn thành các hạng mục của dự án và chuẩn bị tiếp tục vận hành thử nghiệm, vào thời điểm tháng 9/2011 trong quá trình thau rửa các bể, bồn chứa dung dịch và quặng hoà tan đã để xảy ra sự cố tràn nước thải chưa qua xử lý ra bên ngoài môi trường. Do vậy, một số hộ dân xung quanh đã phản ánh lên các cấp chính quyền địa phương và tổ chức đổ đất, đá, dựng barie, lều bạt, ngăn đường vào không cho Nhà máy tiếp tục vận hành với lý do gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của cộng đồng dân cư.

 

Trước những phản ứng của người dân về hiện tượng ô nhiễm nguồn nước xung quanh, chính quyền địa phương và Công ty THT đã tổ chức đối thoại với nhân dân để tìm phương án giải quyết. Theo đó, Công ty cam kết sẽ hỗ trợ cho mỗi hộ dân nằm trong vùng ảnh hưởng từ 200.000 - 600.000 đồng mua nước sạch/ tháng và sẽ xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch để cho nhân dân sinh hoạt. Tuy nhiên, đến nay, vụ việc vẫn chưa giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho nhân dân. Theo phản ánh của người dân xóm Rụt và qua khảo sát thực tế khu bể chứa chất thải trong quá trình sản xuất, tuyển quặng của Nhà máy được xây dựng khá đơn giản. Bí thư chi bộ xóm Rụt  Hoàng Việt Bảo bức xúc: Các bể chứa chất thải chỉ được đào và đắp đất xung quanh để ngăn chất thải, hiện tượng gây ô nhiễm môi trường không thể tránh khỏi. Chất thải trong quá trình sản xuất của Nhà máy lại có nhiều loại hóa chất độc.

 

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường đó, suốt từ thời điểm tháng 9/2011 đến nay, hàng trăm người dân xóm Rụt đã lập barie chắn trước cổng nhà máy, ngăn không cho nhà máy tiếp tục hoạt động. Đồng thời, lo ngại nguồn nước sinh hoạt của gia đình đã bị nhiễm độc, nhiều hộ dân ở xóm Rụt đã phải đi mua nước ở nơi khác về dùng. Bà Hoàng Thị Cúc, một người dân xóm Rụt cho biết: Từ nhiều tháng nay, nhà tôi không dám dùng nước giếng để ăn uống mà phải đi  mua nước về ăn, còn chuyện tắm, giặt thì vẫn phải dùng nguồn nước bị ô nhiễm.

 

Cần khắc phục ngay tình trạng ô nhiễm

 

Bí thư chi bộ xóm Rụt Hoàng Việt Bảo cho biết: Ngay sau khi phát hiện tình trạng ô nhiêm môi trường do Nhà máy của Công ty THT gây ra, chúng tôi đã có kiến nghị, phản ánh lên các cấp chính quyền và cơ quan chức năng đề nghị giải quyết.

 

Trước những bức xúc đó, ngày 2/11/2011, Sở TN&MT đã phối hợp với Công ty cổ phần kỹ thuật và phân tích môi trường tiến hành lấy mẫu nước, đất (bùn) khu vực Nhà máy và tại các giếng nước sinh hoạt của một số hộ dân xung quanh để phân tích, đánh giá mức độ, sự ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Cùng với đó, đoàn công tác của Sở TN&MT cũng đã yêu cầu Nhà máy dừng mọi hoạt động tuyển và tinh luyện quặng trong quá trình chờ kết luận kiểm tra. Đến ngày 26/12/2011, Sở TN&MT đã có Công văn số 345/KL-STNMT kết luận về việc kiểm tra Nhà máy chế biến quặng đa kim của Công ty THT. Theo đó, việc Nhà máy để tràn nước thải chưa qua xử lý, gây ảnh hưởng môi trường xung quanh là có thật. Kết quả phân tích các thành phần trong mẫu nước mang tính chất độc hại như thủy ngân, chì, xianua, kẽm, đồng được lấy tại các giếng nước của các hộ dân, tại hai ao của Công ty đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn; chỉ tiêu phân tích các thành phần trong mẫu đất (bùn) mang tính chất độc hại được lấy tại 2 ao của Công ty và khu để vỏ đựng hóa chất của Nhà máy có một số chỉ tiêu vượt  từ 2 - 3 lần giới hạn cho phép. Đặc biệt, chỉ tiêu về asen được lấy trong mẫu đất (bùn) vượt giới hạn cho phép từ 20 - 30 lần. Như vậy, qua kiểm tra thực tế, cơ quan chức năng đã chỉ rõ, Công ty THT đưa Nhà máy chế biến quặng đa kim vào vận hành thử nghiệm chưa được cơ quan chức năng thẩm tra, xác nhận việc thực hiện đúng, đầy đủ nội dung bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường và yêu cầu của quyết định phê duyệt vào các đánh giá tác động môi trường theo quy định. Ngoài ra, Công ty THT cũng đã không báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường và hồ sơ thiết kế chi tiết của các công trình xử lý môi trường theo quy định. Hơn nữa, Công ty đã thải vào nguồn nước, đất các loại hóa chất độc hại, chất gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, Công ty cũng không xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố do chất thải nguy hại gây ra. Trong quá trình hoạt động vận hành thử nghiệm Nhà máy đã để xảy ra việc tràn nước chưa qua xử lý, gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường. Từ đó gây ra sự phản ứng của nhân dân.

 

Trước những vi phạm trên, Sở TN&MT đã yêu cầu Công ty THT phải thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Về phía người dân cần có sự hợp tác với các cơ quan chức năng giải tỏa việc tụ tập đông người trước cổng nhà máy, đổ đất, đá lấp đường, tháo dỡ rào chắn barie để tạo điều kiện cho nhà máy triển khai thực hiện công tác xử lý môi trường. Ngoài ra, về phía UBND huyện Lương Sơn cũng đã có văn bản yêu cầu Công ty THT cần khẩn trương khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh nhà máy và có biện pháp khắc phục, hỗ trợ kinh phí mua nước sinh hoạt cho một số hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp.

 

ông Đào Duy Toàn, Chủ tịch HĐQT Công ty THT cho biết: Công ty sẽ thực hiện nghiêm theo kết luận của Sở TN&MT. Đồng thời có phương án hỗ trợ tiền mua nước sạch và có phương án đảm bảo nước sinh hoạt cho những hộ dân khu vực xung quanh Nhà máy trong thời gian tới.

 

 

 

                                                                     Mạnh Hùng

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục