Tình trạng giết mổ gia súc tại nhà vẫn diễn ra gây khó khăn cho công tác quản lý kinh doanh giết mổ và kiểm soát dịch bệnh. Trong ảnh: Cơ sở giết mổ gia súc không đảm bảo ATVSTP tại tổ 10, phường Thái Bình (TPHB).

Tình trạng giết mổ gia súc tại nhà vẫn diễn ra gây khó khăn cho công tác quản lý kinh doanh giết mổ và kiểm soát dịch bệnh. Trong ảnh: Cơ sở giết mổ gia súc không đảm bảo ATVSTP tại tổ 10, phường Thái Bình (TPHB).

(HBĐT) - Bình quân mỗi tháng, lò giết mổ Ngọc Hà đặt tại TPHB giết mổ từ 3.000 - 3.200 đầu lợn, có tháng cao điểm lên tới 4.200 đầu lợn, giúp kiểm soát 70% lượng thịt lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, gần đây, bình quân số đầu lợn giết mổ tại lò giảm chỉ còn khoảng 2.000 đầu lợn/ tháng. Lượng thịt lưu thông trên thị trường đã qua kiểm soát dịch bệnh vì thế cũng giảm đi.

 

Điều này được ngành chức năng lý giải là do công tác quản lý Nhà nước về giết mổ gia súc, gia cầm có phần chững lại, việc tuyên truyền, vận động hộ kinh doanh giết mổ ở cấp cơ sở xao nhãng. Tình trạng đang diễn ra hiện nay là không ít hộ từng được quản lý vào lò tập trung nay trở lại giết mổ tại nhà. Một số hộ không chấp hành giết mổ tại lò mổ có thêm lý do để chống đối, chây ỳ. Được biết, sở dĩ các hộ vẫn tiếp tục giết mổ tại nhà thay vì đến lò mổ là nhằm tiết kiệm chi phí. Nếu giết mổ tại nhà, hộ vừa tận dụng nhân công, phí vận chuyển lại trốn tránh nộp khoản thuế và lệ phí thú y theo quy định.

Danh sách tham gia giết mổ tại lò của toàn thành phố hiện rút xuống còn 10 hộ. Trong khi vào thời điểm trước tháng 6/2011 có tổng số 30 hộ chấp hành, trong đó có 22 hộ ổn định giết mổ tại lò. Hơn thế vẫn còn 6 hộ ở phường Chăm Mát, Thái Bình cùng 2 hộ nhỏ lẻ ở phường Tân Hòa nhiều lần cố tình không chấp hành quy định hàng hóa và thực phẩm giết mổ tập trung. Gần đây nhất, vào thời điểm tháng 10/2011, đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố tiến hành kiểm tra, kiểm soát giết mổ đã nhận được phản ứng quyết liệt từ phía các hộ như tụ tập đông người, lôi kéo bạn hàng chợ và thuê người tụ tập, bao vây đoàn kiểm tra, thậm chí, có hộ còn có hành vi chửi bới, lăng mạ, kích động, xịt nước... dẫn đến việc kiểm tra, kiểm soát bất thành. Đoàn kiểm tra không tịch thu được tang vật (dụng cụ giết mổ, nước đun sôi)... cũng như áp dụng việc lập biên bản xử lý.

 

Theo quy hoạch, lò giết mổ Ngọc Hà với diện tích mặt bằng 5.000 m2 là nơi giết mổ gia súc, gia cầm tập trung của thành phố. Tuy nhiên, thành phố mới xác định thực hiện giết mổ tập trung trên con lợn bởi đây là nguồn hàng hóa thực phẩm phổ biến trong tiêu dùng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chăn nuôi phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương. Lộ trình sau này sẽ thực hiện giết mổ tập trung đối với trâu, bò và các loại gia cầm. Với những tồn tại phát sinh trong quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn, theo ông Giang Sơn Thông, cán bộ phòng Kinh tế thành phố, vấn đề đảm bảo an toàn dịch bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn. Giết mổ tại hộ gia đình hay giết mổ sống tại chợ (đối với gia cầm) sẽ không thể quản lý được nguồn dịch lây lan, dễ dẫn đến nguy cơ truyền mầm bệnh từ con vật bị bệnh. Trong khi đó, nếu giết mổ tại lò, lợn được kiểm tra từ khâu thủ tục giấy tờ, lợn nhập vào lò trải qua khâu khám sống (lâm sàng) nếu có biểu hiện ốm, bệnh sẽ không cho giết thịt và được cách ly. Lợn đã giết mổ được khám thân thịt, phủ tạng, trường hợp con bệnh phải được tiêu hủy. Do vậy, lợn được kiểm soát dịch bệnh triệt để và được đóng dấu kiểm soát thú y, đồng nghĩa với việc quản lý số lượng thịt tiêu thụ trên thị trường.

 

Mấu chốt là hiện nay, trên địa bàn vẫn còn những điểm nóng giết mổ gia súc, gia cầm tại nhà gây khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh. Bên cạnh việc kiện toàn lại đoàn kiểm tra liên ngành, thành phố đang cân nhắc biện pháp kiểm tra từ khâu lưu thông. Cụ thể là tăng cường kiểm tra lưu động tại chốt ở 2 đầu cung cấp đường thịt lợn là Trung Minh và đỉnh dốc Cun, xử lý phương tiện chở lợn cung cấp cho các hộ. Như vậy, nguồn cung ứng lợn từ tỉnh bạn Phú Thọ, Hà Tây (cũ) vào thành phố sẽ được kiểm soát chặt chẽ, không để gia súc, gia cầm ốm, bệnh tiêu thụ vào địa bàn.

 

                                                                         Bùi Minh 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục