Phun tiêu độc khử trùng khu vực chuồng trại tại xã Xuân Phong  (Cao Phong).

Phun tiêu độc khử trùng khu vực chuồng trại tại xã Xuân Phong (Cao Phong).

(HBĐT) - Ngay khi bước vào vụ xuân - hè, trạm Thú y huyện Cao Phong đã chủ động đề xuất một số biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả tiêm phòng, đồng thời triển khai văn bản hướng dẫn cơ sở thực hiện Pháp lệnh thú y. Bên cạnh đó, tích cực quản lý dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm thông qua công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y. Phối hợp với chi cục Thú y, phòng NN & PTNT huyện làm tốt công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện Pháp lệnh thú y trên địa bàn và hoàn thành tốt công tác tiêm phòng.

 

Vào mùa mưa, bệnh thường gặp trên đàn gia súc, gia cầm là bệnh tụ huyết trùng, tiên mao trùng ở trâu, bò, tụ huyết trùng, tả, phó thương hàn ở lợn và bệnh econi, niucatxơn ở gà, vịt. Huyện đã triển khai tiêm 8.000 liều vắc xin LMLM, 3.780 liều tụ huyết trùng cho trâu, bò, 19.673 liều tả lợn, 2.965 liều vắc xin phòng bệnh dại cho đàn chó. Tổ chức phun khử trùng tiêu độc  474.000 m2 chuồng trại và 350.000 m2 khử trùng phòng, chống dịch tai xanh. Tính đến tháng 7, tổng đàn gia súc, gia cầm toàn huyện có 167.000 con, trong đó có 25.000 con lợn, 2.365 con bò, 8.500 con trâu và 130.000 con gia cầm, 600 đàn ong. So với năm 2011, đàn trâu, bò giảm do một số hộ chăn nuôi quy mô lớn bán bớt số lượng trong đàn. Về đàn lợn, gà, vịt vẫn tiếp tục tăng số lượng cũng như quy mô tái đàn, trên địa bàn không xảy ra dịch bệnh lớn ở lợn, gà, vịt, giúp đẩy mạnh sản xuất chăn nuôi, đảm bảo cung ứng nguồn thực phẩm cho địa phương.

 

Thống kê từ đầu vụ xuân  hè đến nay, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm không có nổi cộm, xuất hiện lẻ tẻ ổ dịch lepto (lợn nghệ) ở xóm Thôi và xóm Chầm, xã Yên Lập do sán khuẩn gây nên, ổ dịch tụ huyết trùng trâu, bò tại xã Yên Lập, xã Bình Thanh, chủ yếu ở số vật nuôi chưa được tiêm vắcxin phòng. Hiện, dịch đã ổn định, không phát sinh mắc mới, trường hợp mắc được cứu chữa, điều trị dứt điểm đã khỏi bệnh. Với gia cầm, rải rác mắc tụ huyết trùng ở đàn gà ở  Bắc Phong.

 

Theo ông Nguyễn Văn Vượng, Trưởng trạm Thú y huyện, mới đây, sau khi có thông báo của Chi cục Thú y về ổ dịch lợn tai xanh tại xóm Đằm, xã Dân Chủ và các yếu tố nguy cơ, trạm đã ra văn bản thông báo cho các hộ mua bán, giết mổ không nhập lợn ngoài vùng kiểm dịch, kết hợp với lực lượng QLTT kiểm tra, kiểm soát tình hình mua, bán lợn giống tại các chợ trên địa bàn, yêu cầu các hộ phải có giấy kiểm dịch gốc mới được bán giống ra thị trường. Bên cạnh đó, triển khai biện pháp khống chế bằng cách tiêm vắcxin phòng bệnh tai xanh với tổng cộng 270 liều tiêm cho đàn lợn các xã trọng điểm Bắc Phong, Thu Phong, Nam Phong, Tây Phong.

 

Trong 6 tháng đầu năm, huyện đã triển khai tiêm vắcxin phòng bệnh cho khoảng trên 80% tổng đàn, đảm bảo yếu tố kiểm soát dịch bệnh. Để công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đạt hiệu quả cao, bền vững trong vụ xuân -  hè và vụ kế tiếp, huyện tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức vệ sinh phòng bệnh, thực hiện Pháp lệnh thú y tới hộ chăn nuôi, đặc biệt ở các vùng còn giữ thói quen chăn thả như Yên Thượng, Yên Lập, Xuân Phong; chủ động tạo miễn dịch cho đàn lợn, trâu, bò bằng tiêm vắc xin phòng bệnh. Theo kế hoạch, vụ thu - đông, huyện triển khai tiêm 22.000 mũi vắcxin tả lợn, 22.000 liều vắcxin phòng, chống bệnh tai xanh và khoảng 7.000 liều vắc xin LMLM cho trâu, bò.

 

 

                                                               Bùi Minh

 

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục