Được học theo phương pháp FFS, học viên lớp học “nâng cao năng lực cho cán bộ BVTV” năm 2012 trình bày thí nghiệm hiện trường trên ruộng lúa của xã Dân Chủ (TP. Hòa Bình).

Được học theo phương pháp FFS, học viên lớp học “nâng cao năng lực cho cán bộ BVTV” năm 2012 trình bày thí nghiệm hiện trường trên ruộng lúa của xã Dân Chủ (TP. Hòa Bình).

(HBĐT) - Các hoạt động học tập gắn liền với một mùa vụ sản xuất, diễn ra ngay trên đồng ruộng, lấy người học làm trung tâm, trực tiếp thực hành nhiều kiến thức, kỹ năng trên cơ sở có sự giao tiếp hai chiều giữa một bên là giảng viên và một bên là học viên. Với những đặc trưng đó, phương pháp tập huấn tại hiện trường (viết tắt là FFS) được xem là giải pháp hữu hiệu góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác khuyến nông, tác động tích cực đến nhận thức và trình độ của nhiều hộ sản xuất.

 

Tham gia lớp đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ BVTV năm 2012 do Dự án PSARD-HB phối hợp với Sở NN&PTNT tổ chức, chị Bùi Thị Hòa – cán bộ Trạm BVTV huyện Tân Lạc có 3 tháng làm quen với phương pháp FFS. Lớp học có 35 học viên, chia thành 5 nhóm trong quá trình học tập để tiến hành các nghiên cứu IPM, so sánh giống lúa, thí nghiệm phân bón, thí nghiệm SRI, phục tráng giống… Gắn lý thuyết với thực tiễn, thời gian tổ chức lớp học được gắn với thời vụ sản xuất của vụ mùa 2012. Trên phần diện tích 1.500 m2 của xã Dân Chủ (TPHB), học viên được hướng dẫn thực hành các phương pháp xử lý hạt giống, gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, theo dõi sâu bệnh… phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây lúa, qua đó nắm bắt thành thạo các bước kỹ thuật và kỹ năng thực hành.

 

Chị Bùi Thị Hòa cho biết: Thành viên lớp học đều là cán bộ BVTV nên rất cần được tiếp cận và nắm vững phương pháp FFS. Trong quá trình thực hành, chúng tôi đã học và thực hiện tốt cách bố trí thí nghiệm đồng ruộng, xây dựng khung chương trình, kế hoạch bài giảng và thực hiện tốt các hoạt động trên hiện trường. Cùng với việc chia nhóm để học tập, các nhóm đã phân công từng cá nhân thực hiện các phương pháp điều tra, đo đếm, ghi chép, tổng hợp số liệu và đánh giá chỉ tiêu ngoài đồng ruộng, cách theo dõi các thí nghiệm để chủ động đưa ra biện pháp xử lý cụ thể. Hàng tuần, các nhóm được phân công trình bày thảo luận nhóm, bổ sung các phương pháp tiếp cận đối tượng, khai thác thông tin và phương pháp trình bày vấn đề, qua đó nâng cao kỹ năng trình bày trước cộng đồng của từng thành viên trong nhóm.

 

Lớp trưởng Nguyễn Xuân Lư trao đổi: Học tập theo phương pháp FFS giúp học viên chủ động nắm bắt những vấn đề quan trọng trong thực tiễn sản xuất bằng trực quan sinh động chứ không chỉ qua lý thuyết suông. Trong suốt thời gian 1 vụ sản xuất, chúng tôi được các giảng viên hướng dẫn từ khâu chọn ruộng đến cách xử lý hạt giống, gieo mạ, cấy, chăm sóc, theo dõi tình hình sâu bệnh hại đến khi thu hoạch. Song song với nội dung đào tạo lý thuyết, học viên và giảng viên cùng nhau trao đổi, thảo luận, xây dựng hiện trường, thực hành các thí nghiệm đồng ruộng… Nhìn chung, với phương pháp này, hiệu quả học tập được nâng cao đáng kể bởi lý thuyết đã “bước ra” thực tiễn, mang đến cho học viên những bài học sinh động, có tính thuyết phục cao.

 

Khác với phương pháp học truyền thống trên lớp, FFS là phương pháp đào tạo có sự tham gia, các hoạt động học tập diễn ra tại hiện trường và kéo dài theo mùa vụ hoặc quá trình sản xuất của một loại cây trồng, vật nuôi nhất định. Đây là phương pháp khuyến nông theo nhóm, nơi các học viên và giảng viên cùng xây dựng hiện trường phù hợp để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau hợp tác để trải nghiệm quy trình sản xuất hiệu quả, có định hướng. Với phương pháp này, lớp học trở thành nơi trao đổi kinh nghiệm và thảo luận chuyên sâu, học viên được xác định là trung tâm của lớp học, trực tiếp áp dụng kiến thức được học vào thực tiễn sản xuất, còn giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ tạo điều kiện để học viên trao đổi kinh nghiệm, kiến thức đã có, đồng thời bổ sung, thảo luận, truyền đạt kỹ thuật mới để đảm bảo tính bền vững trong đào tạo.

 

Ông Trần Bảo Toàn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định: Những năm gần đây, phương pháp FFS đã chứng tỏ được tính thiết thực và hiệu quả, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khuyến nông, tác động tích cực đến nhận thức, trình độ của nhiều hộ sản xuất. Tại tỉnh ta, nhiều chương trình, dự án được triển khai đã chú trọng phương thức đào tạo này, ví dụ như BUCAP, ETSP, PSARD… Thông qua đó, nhiều kiến thức hay, cách làm tốt đã đến với người nông dân, hỗ trợ đắc lực cho nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

 

 

                                                                               Thu Trang

 

Các tin khác


Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức tập huấn ứng dụng khoa học công nghệ, nghiệp vụ ủy thác Ngân hàng chính sách xã hội và hoạt động tài chính toàn diện cho 50 lãnh đạo, cán bộ Hội LHPN 18 tỉnh khu vực phía Bắc.

Hội thảo về Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động thực tiễn

(HBĐT) - Hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới, sáng 22/3, tại Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) tỉnh, Tổng cục KTTV phối hợp Trung tâm Phòng, chống thiên tai châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động "Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau".

Nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Mặc dù là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh tự bố trí nguồn vốn ngân sách huyện đầu tư hoàn thiện hệ thống "Phòng họp trực tuyến” đến tất cả các xã, thị trấn, cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai việc khám, chữa bệnh (KCB) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử tích hợp thẻ BHYT ở các cơ sở y tế đăng ký KCB BHYT, tuy nhiên, huyện Đà Bắc đang đứng trước nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số (CĐS) theo mục tiêu Đề án 06/CP.

Phát động chương trình trồng rừng hưởng ứng ngày Quốc tế về rừng 21/3

(HBĐT) - Ngày 21/3, tại xã Vũ Bình (Lạc Sơn), Hợp phần Quản lý rừng bền vững thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ NN&PTNT, Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Sở NN&PTNT tổ chức lễ phát động chương trình trồng rừng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế về rừng 21/3.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với huyện Lương Sơn về hoạt động của các mỏ khai thác đá

(HBĐT) - Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác vừa làm việc với huyện Lương Sơn về đề nghị nâng công suất hoạt động các mỏ khai thác đá và một số nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện.

Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để lan truyền tin sai sự thật

Là một phần mềm thảo luận trực tuyến mới đi vào hoạt động nhưng ChatGPT lập tức thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Lợi dụng điều này, một số đối tượng chống phá, phản động đã khai thác những hạn chế của ChatGPT để biến thành phương tiện lan truyền thông tin sai sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Ðây là một thủ đoạn mới cần kịp thời nhận diện, ngăn chặn, góp phần bảo đảm sự lành mạnh trên môi trường mạng và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục