Tỷ lệ tiêm phòng bệnh tả trên đàn lợn địa bàn huyện Mai Châu luôn đạt trên 90%.

Tỷ lệ tiêm phòng bệnh tả trên đàn lợn địa bàn huyện Mai Châu luôn đạt trên 90%.

(HBĐT) - Công tác chăn nuôi của tỉnh trong năm vừa qua gặp không ít khó khăn, cụ thể là diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Trước tiên phải kể đến ổ dịch LMLM trên đàn trâu, bò xuất hiện rải rác ở một số huyện, tiếp đó là ổ dịch lợn tai xanh, tình hình sử dụng chất cấm, độc hại trong chăn nuôi và tình hình dịch cúm gia cầm.

 

Nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh, giảm thiệt hại đối với chăn nuôi, tỉnh ta đã tăng cường các biện pháp kiểm soát, khống chế. Cụ thể, Ban chỉ đạo Phòng-  chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đã tập trung chỉ đạo và đưa ra các chủ trương về công tác phòng- chống dịch. Tại thời điểm diễn biến dịch phức tạp, có nguy cơ đe dọa dịch bệnh từ bên ngoài, UBND tỉnh đều ra các quyết định và công văn chỉ đạo như Quyết định số 26/QĐ – UBND ngày 6/1/2012 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; công điện số 03/CĐ – UBND ngày 7/2/2012 về cấp bách triển khai các biện pháp phòng- chống bệnh cúm gia cầm; Công văn số 365/BCĐ PCDB – TTBCĐ ngày 20/5/2012 về việc hướng dẫn các biện pháp xử lý tại vùng có dịch; công điện số 07/CĐ – UBND ngày 21/5/2012 về việc tăng cường công tác chống dịch tai xanh… Vấn đề kinh phí phục vụ cho công tác phòng- chống dịch bệnh luôn được tỉnh ưu tiên, dành nguồn hỗ trợ.

 

Trong năm, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đã được BCĐ phòng- chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh triển khai kịp thời, quyết liệt. Tập trung tuyên truyền, vận động người chăn nuôi nâng cao nhận thức phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như thực hành quy trình chăn nuôi Việt Gap đảm bảo an toàn sinh học, thường xuyên kiểm tra, theo dõi biểu hiện gia súc, gia cầm nghi mắc bệnh, không giết mổ, bán chạy gia súc, gia cầm bị bệnh và phát hiện, báo dịch sớm, nhất là thời điểm xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm, BCĐ phòng- chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đã chỉ đạo các địa phương có dịch thực hiện khoanh vùng dịch khẩn cấp, lập các chốt kiểm dịch tạm thời, tổng vệ sinh chuồng trại môi trường, thu gom chất độn, chất thải để xử lý, giám sát chặt chẽ vùng dịch, ngăn chặn ổ dịch lây lan, đồng thời tiêm bao vây vùng dịch, áp dụng các biện pháp chống dịch đối với vùng vành đai, vùng bị dịch uy hiếp. Công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật và hoạt động của 11 chốt kiểm dịch được duy trì. Các hành vi nhập gia súc gia cầm từ các tỉnh đang có dịch bệnh vào địa bàn bị nghiêm cấm. Cùng với đó, công tác kiểm dịch tại gốc, kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ và vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng.

 

Đối với công tác tiêm phòng các loại vắc xin định kỳ và bổ sung cho đàn gia súc, gia cầm được quan tâm đặc biệt. Trong năm, các đợt tiêm vắc xin phòng bệnh tả ở lợn, vắc xin tai xanh, cúm gia cầm đã được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh. Ngoài chính sách tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn gia súc đối với vùng đệm được Trung ương hỗ trợ, nhiều địa phương trong tỉnh như Tân Lạc, Cao Phong, thành phố Hòa Bình đã trích nguồn ngân sách mua vật tư, vắc xin LMLM tiêm phòng cho đàn gia súc của địa phương. Bên cạnh các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh hiện đang duy trì, việc xúc tiến thẩm định những cơ sở chăn nuôi có nhu cầu cấp giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đã tạo điều kiện cho các trang trại, gia trại phát triển.

 

Thống kê từ năm 2012 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ nguồn kinh phí phục vụ chống dịch khoảng hơn 11 tỷ đồng. Với việc tích cực xử lý từng loại dịch bệnh, bệnh LMLM chỉ xuất hiện lẻ tẻ tạo ổ dịch ở một vài điểm xóm. Dịch bệnh lợn tai xanh, cúm gia cầm xảy ra ở một số điểm của huyện Lương Sơn và thành phố Hòa Bình làm 1.023 con lợn mắc bệnh, trong đó có 347 con đã được khắc phục về triệu chứng, khoảng hơn 1.600 gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy. Mức độ ảnh hưởng, thiệt hại đối với hộ chăn nuôi, ngành chăn nuôi tỉnh cơ bản được hạn chế tối đa. Trong tháng 1/2013, địa bàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh lớn, đàn gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển. Theo ông Phạm Vinh Xương – Chi cục phó Chi cục Thú y, đang trong tháng cao điểm phục vụ nguồn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán, tổng đàn trâu, bò toàn tỉnh hiện có trên 165.000 con, gần 507.000 con lợn và hơn 7,3 triệu con gia cầm. Với nỗ lực đẩy lùi dịch bệnh, ngành chăn nuôi tỉnh đã và đang phát triển ổn định cả về quy mô, số lượng giúp giữ vững lòng tin lòng tin của hộ sản xuất, người tiêu dùng.

 

 

 

 

                                                                  Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi: Đảm bảo an toàn các công trình hồ, đập trước mùa mưa bão

(HBĐT) - Để ứng phó kịp thời trước diễn biến bất thường của thời tiết, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra. Ngay từ đầu năm 2023, huyện Kim Bôi đã chủ động triển khai các giải pháp tăng cường kiểm tra, tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi.

Phụ nữ thành phố Hòa Bình hưởng ứng “Ngày môi trường thế giới”

(HBĐT) - Sáng 5/6, Hội LHPN thành phố Hòa Bình phối hợp Hội LHPN phường Thống Nhất tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6 với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa" tại tổ 9, phường Thống Nhất. Trên 30 hội viên phụ nữ tham gia chương trình.


Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa

(HBĐT) - Rác thải nhựa (RTN) đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do đó, cùng với cả nước, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã triển khai các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ RTN.

Thời tiết ngày 3/6: Chiều tối Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm 3/6, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40 mm, có nơi trên 80m mm. Khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

"Mùa khát", nhìn lại hiệu quả các công trình nước sạch

(HBĐT) - Mùa khô năm nay, các địa phương trong tỉnh trải qua đợt nắng hạn kéo dài khiến nhiều khu vực rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trong khi đó, nhiều công trình nước sạch đã đầu tư không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên hoạt động kém hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục