Cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dân xã Dân Chủ (TPHB) cách phát hiện và phòng trừ các loại sâu bệnh hại lúa vụ mùa 2013.

Cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dân xã Dân Chủ (TPHB) cách phát hiện và phòng trừ các loại sâu bệnh hại lúa vụ mùa 2013.

(HBĐT) - Chưa được đào tạo chính quy về chuyên ngành khuyến nông, năng lực chưa theo kịp nhu cầu của người sản xuất, khối lượng công việc lớn trong khi cơ chế đãi ngộ chưa thỏa đáng... Đó là những khó khăn chi phối hiệu quả hoạt động của đội ngũ khuyến nông viên xã (KNVX) hiện nay, đồng thời là thách thức lớn đối với hoạt động khuyến nông (KN) của tỉnh.

 

Đồng chí Nguyễn Hồng Tuấn, Giám đốc Trung tâm KN-KN cho biết: Trong hơn 20 năm (1994-2013) hoạt động, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về công tác KN, hệ thống KN từ cấp tỉnh đến cấp xã đã được kiện toàn, củng cố và phát triển khá hoàn thiện. Nếu như năm 1994, toàn tỉnh có hơn 80 cán bộ làm công tác KN chuyên trách tập trung ở tỉnh và các huyện, thành phố thì đến nay, hệ thống KN chuyên trách từ tỉnh đến xã có 369 người, trong đó, cấp tỉnh có 25 người, các trạm KN huyện, thành phố có 134 người và có 210 cán bộ KNVX. Bên cạnh đó còn có 126 CTV KN thôn, bản, hơn 200 cán bộ thú y cơ sở.

 

Trong hệ thống nhân lực làm công tác KN, đội ngũ KNVX có vai trò quan trọng đặc biệt. Đội ngũ này là hạt nhân nòng cốt trong tổ chức các hoạt động KN trên địa bàn xã. Họ tiếp xúc trực tiếp với nông dân để nắm rõ nhu cầu KN tại cơ sở, hỗ trợ lựa chọn đối tượng phù hợp tham gia KN, hỗ trợ và triển khai các lớp đào tạo, tập huấn, mô hình trình diễn, cung cấp, tư vấn kỹ thuật cho người dân, giám sát và hỗ trợ tại hộ. Không những thế, đội ngũ này còn tham gia triển khai nhiều hoạt động phát triển SXNN trên địa bàn xã. Tuy nhiên, về năng lực, hầu hết họ đều chưa được đào tạo chính quy chuyên ngành KN. Do đó, trong những năm qua, tỉnh đã hết sức chú trọng công tác đào tạo để nâng cao hiệu quả hoạt động cho đội ngũ quan trọng này. Cụ thể, đào tạo và đào tạo về các phương pháp KN và giảng dạy truyền thống như: xây dựng mô hình trình diễn, tổ chức các cuộc tham quan, hội thảo, các lớp tập huấn KN... Đặc biệt, tỉnh ta là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong tổ chức đào tạo cho cán bộ các phương pháp KN mới, được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới như: phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA), xây dựng kế  hoạch KN có sự tham gia; xây dựng mô hình trình diễn có sự tham gia (PAEM), kỹ năng thúc đẩy, phương pháp giảng dạy lấy học viên làm trung tâm, (LCTM) lớp học hiện trường (FFS)... Thông qua đó, đội ngũ cán bộ làm công tác KN nói chung, đội ngũ cán  bộ KNVX nói riêng đã có năng lực nhất định để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động KN của tỉnh.

 

Đánh giá chất lượng đội ngũ KNVX hiện nay, Giám đốc Trung tâm KN-KN Nguyễn Hồng Tuấn thẳng thắn: Phần lớn cán bộ làm công tác KN cơ sở chưa được đào tạo chính quy về chuyên ngành KN nên năng lực nhiều khi chưa theo kịp nhu cầu của người sản xuất. Trong khi hoạt động SXNN tại địa phương rất đa dạng, cán bộ KNVX lại chỉ có năng lực chuyên môn đơn ngành, rất ít người có kinh nghiệm tổng hợp, ngoài ra, họ còn hạn chế về các kỹ năng khác như: tổ chức nông dân, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, phát triển chuỗi giá trị... Sở dĩ hiệu quả hoạt động của đội ngũ KNVX chưa được như mong muốn, bên cạnh yếu tố chủ quan còn do những khó khăn khách quan như địa bàn rộng, khối lượng công việc lớn, cơ chế đãi ngộ chưa thỏa đáng, phụ cấp thấp... Hiện nay, cán bộ KNVX không phải là công chức xã, không được đóng BHXH, không được hưởng các quyền lợi như công chức Nhà nước. Thêm vào đó, khi tham gia hoạt động KN, KHVX không được trả kinh phí đi lại tương ứng với khối lượng công việc mà họ triển khai trên thực địa. “Chính những khó khăn này đã trở thành rào cản chi phối hiệu quả hoạt động của đội ngũ KNVX, đồng thời cũng là thách thức lớn đối với hoạt động KN của tỉnh nói chung”- đồng chí Nguyễn Hồng Tuấn khẳng định.

 

 

 

                                                                         Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục