Đội ứng trực của Công ty CP Môi trường đô thị Hòa Bình xử lý cắt bỏ cây xanh đô thị đã già yếu, khô mục.

Đội ứng trực của Công ty CP Môi trường đô thị Hòa Bình xử lý cắt bỏ cây xanh đô thị đã già yếu, khô mục.

(HBĐT) - Vào mùa mưa bão, hiện tượng cây xanh bị gãy, đổ là mối nguy lớn, rình rập tai nạn đối với người đi đường. Tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước gần đây ghi nhận không ít trường hợp thương tích, tử vong do bị cây gãy, đổ vào người, phương tiện. Riêng tại tỉnh ta, tính từ đầu mùa đến nay trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ đã có hàng trăm cây xanh ngã, đổ, nhiều cây thậm chí bật cả gốc, rễ gây khó khăn cho lưu thông, sự cố mất điện, có trường hợp cây đổ đè lên xe cộ gây hư hỏng.

 

Kể từ giữa tháng 4, toàn địa bàn xảy ra 3 đợt mưa kèm gió lốc với phạm vi ảnh hưởng ở nhiều huyện, thành phố. Ngoài thiệt hại hàng chục tỷ đồng cho sản xuất, làm tốc mái hàng trăm nhà dân, hiện tượng cây xanh bị gãy, đổ được ghi nhận khá nhiều. Ông Nguyễn Văn Quang ở tổ 9, phường Thái Bình (thành phố Hòa Bình) cho biết: Vào ngày 18/5, trong lúc các gia đình đóng cửa chặt đề phòng mưa, lốc, rầm một cái, cây lát to đường kính cỡ hơn 40 cm gần đấy đổ sập xuống mặt đường. Mấy cây bàng cỡ chục năm tuổi cũng không chịu nổi sức gió, bị đốn ngã nằm sõng soài dưới nền đường, cành, ngọn tơi tả. Cũng theo ông Quang, rất may thời điểm đó không có người hay phương tiện tham gia giao thông qua, lại trên trục đường 6. Phải đến vài giờ đồng hồ sau khi mưa, lốc tố ngừng hẳn, các gia đình gần đấy mới mở cửa, huy động người dùng dao chặt, tỉa bớt cành, kéo thân cây sát lề đường để giải tỏa giao thông.

 

Qua phản ánh tại các địa phương khác như Tân Lạc, Kim Bôi…, hiện tượng cây xanh, cây bóng mát dọc tuyến đường cũng bị gãy, đổ khá nhiều trong lúc xảy ra mưa, bão gây sự cố mất điện, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. Tại thành phố Hòa Bình, có những thời điểm không phải mưa, bão xảy ra nhưng cây xanh đô thị cũng đột nhiên gãy đổ. Đơn cử vào ngày 27/5 mới đây, một cây xanh đô thị trên đường Cù Chính Lan đã bất ngờ bị gãy, đổ. Một người dân chứng kiến thuật lại: Tôi đang đứng ở hành lang phía đối diện thì bất ngờ nghe rắc một cái… vừa kịp thấy một phụ nữ phóng sượt xe máy qua thì cả nhánh nhãn cổ thụ to, đường kính dễ đủ một người ôm bỗng đổ kềnh xuống đường khiến người dân có mặt một phen hú vía. Trước đó, đúng vào chiều xảy ra mưa, lốc ngày 18/5, một chiếc xe ô tô đậu gần khu vực cây xăng phường Đồng Tiến cũng bị cây đổ trúng xe làm hư hỏng nhẹ, rất may trong xe lúc đó không có người.

 

Để bảo vệ hệ thống cây xanh, đồng thời phòng, tránh tai nạn cho người, bảo vệ tài sản, việc chặt, tỉa, đốn hạ những cây bị sâu mục, nghiêng, tán rộng, nguy cơ gãy, đổ trước mùa mưa, bão là biện pháp cấp thiết. Công ty CP Môi trường đô thị Hòa Bình vừa tiến hành rà soát và xử lý cắt, tỉa tán, khống chế chiều cao cây đô thị đối với hơn 60 cây xanh nguy cơ gãy, đổ trong mùa mưa bão thuộc phạm vi quản lý nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường. Đơn vị này cũng duy trì chế độ trực mưa bão 24/24h, kịp thời xử lý các sự cố, tình huống cây xanh bị gãy, đổ nhằm kịp thời giải tỏa giao thông. Đối với hệ thống cây xanh ở các thị trấn, thị tứ trong tỉnh, các huyện cũng đang tiến hành rà soát, xử lý cắt tỉa. Tuy nhiên, theo đồng chí Trần Kim Phàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, cơ quan thường trực PCLB & TKCN tỉnh, việc cây cối gãy, đổ không lường tránh hết được trong điều kiện diễn biến thời tiết mùa mưa bão. Hiện nay, hầu hết trường hợp cây xanh bị đổ gây thiệt hại vẫn được coi là trường hợp không may, thiệt hại bởi thiên tai. Ông Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi & PCLB  khuyến cáo: Nguy cơ cây xanh, cây bóng mát gẫy, đổ bất kể khi nào nếu có mưa to, gió lớn. Vì vậy, để tránh thiệt hại về người và của, trong thời tiết mưa, gió, nhất là xảy ra giông, lốc, người dân hãy hạn chế đi ra đường. Nếu đang tham gia giao thông nên tìm nơi trú ẩn an toàn và tuyệt đối không trú mưa dưới các gốc cây. Khi phát hiện cây xanh, cây bóng mát bị sâu, mục hoặc bị xâm hại, cành cây bị chết khô, gãy treo…, người dân cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc đơn vị quản lý để có giải pháp khắc phục và xử lý. Các địa phương tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ cây xanh trong cộng đồng.

 

 

 

                                                                          Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục